Kiến tạo chính sách khơi thông dòng vốn

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta cần thêm điều kiện đủ từ một hệ sinh thái các chính sách mang tính chất kiến tạo, và những người thực thi bản lĩnh.

>>Không cải cách thể chế triệt để, khó tạo sức bật cho doanh nghiệp

Để có một chính sách tốt cần hành động tích cực từ hai phía – Chính phủ và doanh nghiệp. Chính sách tốt phải là một chính sách mang tính kiến tạo và phụng sự chứ không phải để lấp đầy các khoảng trống của hệ thống tư pháp.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ là đối tượng có nhu cầu tín dụng cao trong năm 2023. Ảnh: Tự Trung

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ là đối tượng có nhu cầu tín dụng cao trong năm 2023. Ảnh: Tự Trung

Doanh nghiệp đang cần gì từ chính sách?

Đó là câu hỏi then chốt mà các nhà làm luật và Chính phủ luôn đặt ra với giới doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế mở, một “Chính phủ kiến tạo” đúng nghĩa sẽ tìm cách đơn giản nhất để “đến gần hơn” với doanh nhân – doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang cần một môi trường cạnh tranh và chính sách pháp lý kinh doanh hoàn chỉnh. Đó là điều kiện cần. Điều kiện đủ là họ, các doanh nhân và nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh, cần sự minh bạch trong chính sách kinh doanh. Ở đó không có lợi ích nhóm, không tạo điều kiện cho tham nhũng, không có khoảng cách và sự “thiên vị” giữa các thành phần kinh tế … mà chỉ có sự hỗ trợ, đồng hành của cơ quan chức năng khi doanh nghiệp cần đến.

Điều đó phải thể hiện bằng chính sách tốt, nếu chính sách nào đang tạo rào cản – vướng mắc thì ngay lập tức phải điều chỉnh. Đồng thời, nhà làm luật không ngừng phân tích thực tế và dự liệu được tương lai để ban hành các chính sách đủ để không làm cản trở sự tự do kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

Hãy nhìn vào thực tế, quá trình toàn cầu hóa diễn ra song hành cùng sự phát triển của thế giới công nghệ không cho phép quốc gia nào lạc hậu trong chính sách kinh doanh.

>>Cải cách thể chế “chững lại”, “xói mòn” năng lực doanh nghiệp

Chính phủ Kiến tạo

Để tìm lại vị thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư, doanh nghiệp Việt đang trông chờ hành động của Chính phủ và các gói hỗ trợ. Thật thử thách khi điều cần giải quyết là “nước xa” (các gói hỗ trợ) có khả năng có cứu được “lửa gần” (doanh nghiệp cạn kiệt dòng vốn và phá sản) hay không? Ba nhóm công việc cần có ở góc nhìn của doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, Nhà nước nhanh chóng mở các gói tín dụng để khơi thông dòng vốn vào thị trường hàng hóa, thương mại. Hãy cứ để các ngân hàng khối quốc doanh tự do tham gia vào “làn sóng tăng lãi suất huy động”. Chính phủ chỉ cần ra quyết định điều chỉnh luôn cần cân bằng hài hòa lợi ích các bên.

Thứ hai, Việt Nam cần có đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ việc xúc tiến đầu tư giữa các quốc gia, tăng cường hoạt động mở cửa đón giao thương sau đại diệc Covid-19. Nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư luôn cần di chuyển đến tận nơi, tận địa phương để tìm hiểu cơ hội đầu tư để ra quyết định, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, hãy tạo ưu đãi cho các doanh nghiệp dẫn đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận khi thị trường khó khăn. Chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp đóng góp ngân sách lớn không làm mất đi tính công bằng trong việc ban hành chính sách, mà ngược lại còn khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực hơn, nhà đầu tư cân nhắc trách nhiệm xã hội hơn.

Để thực thi hiệu quả

Thời điểm này có nhiều dự thảo luật đang được đưa ra lấy ý kiến điều chỉnh, sửa đổi. Việc sửa đổi điều luật đến thực thi có độ trễ nhất định vì nhiều lý do, nhưng đây là công việc quan trọng bậc nhất nếu muốn Việt Nam có một hành lang pháp lý đủ để kiến tạo môi trường kinh doanh tốt đẹp.

Một là, Việt Nam cần có chính sách tính dụng và kế hoạch nhất quán về quản lý thị trường vốn. Chính sách này cần có tầm nhìn trung hạn và dài hạn chứ không chỉ giải quyết nhu cầu thách thức trước mắt hiện nay. Nếu không có chính sách đúng về tín dụng ngân hàng, chúng ta sẽ bị mất thế cạnh tranh.

Hai là, Chính phủ rà soát và điều chỉnh các chính sách liên quan đến tự do hóa thương mại và thu hút vốn đầu tư FDI cho các lĩnh vực chiến lược và giao cho địa phương quản lý. Nếu chính sách “tế bào” là doanh nghiệp địa phương phát triển, “cơ thể” kinh tế đất nước sẽ khỏe mạnh.

Ba là, Chính phủ và các Bộ ban ngành nhanh chóng điều chỉnh chính sách hỗ trợ với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp, bằng chính sách miễn giảm hoặc giãn thời hạn nộp thuế. Việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp không khó khi xác định ưu đãi dựa trên tiền thuế đóng góp vào ngân sách và nhóm ngành kinh doanh cần ưu đãi.

Bốn là, cơ quan chức năng mạnh tay hơn nữa áp dụng chế tài mạnh đối với vi phạm trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Việc xử lý vi phạm và áp dụng chế tài cần thay đổi cho cách làm hiện nay, phải hướng đến mục tiêu kinh tế (thu hồi khoản thất thu hoặc bồi thường) thay vì hạn chế quyền công dân của người vi phạm.

Cuối cùng , hãy cởi mở hơn với các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là Startup. Các mô hình kinh doanh mới như blochchain, proptec … hay mô hình đã khẳng định được giá trị cho nền kinh tế như e-commerce hay fintech, hành lang pháp lý luôn là điểm then chốt. Cần có cơ chế để startup hoạt động kinh doanh và giới hạn rõ ràng về trách nhiệm pháp lý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiến tạo chính sách khơi thông dòng vốn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713610760 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713610760 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10