UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án “Phát triển xuất khẩu trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu đạt 108 tỷ USD vào năm 2030.
Đề án cho biết, kết quả dự báo từ mô hình Oracle Crystal Ball ước tính kim ngạch xuất khẩu của Thành phố giai đoạn 2021 - 2030 đạt tăng trưởng bình quân 7%/năm. Theo nhận định của các chuyên gia, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia và chuấn bị có hiệu lực có the giúp kim ngạch xuất khấu của Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 tăng thêm từ 2,5 - 3%/năm; và giai đoạn 2026 - 2030 tăng thêm 2 - 2,5%/năm.
Cụ thể: Với xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu của Thành phổ năm 2020 ước đạt 44,5 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9,5%/năm. Đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9%/năm. Theo đó, đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 108 tỷ USD.
Đặc biệt, trong đề án này lãnh đạo TP.HCM nhấn mạnh đến hoạt động xuất khẩu nhóm sản phẩm phần mềm, nội dung số.
Trong năm 2020 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm phần mềm, nội dung số của TP.HCM ước tính đạt khoảng 5 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng bình quân tối thiểu của nhóm ngành này là 15%/năm, dự báo đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên 10,1 tỷ USD và đến năm 2030 có thể đạt 20,3 tỷ USD.
Đề án nêu rõ, bản chất ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số tại TP.HCM hiện cũng có tính gia công. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của ngành (hàng hóa vô hình) nên mặc dù là hoạt động gia công nhưng đòi hỏi lực lượng lao động phải có kỹ năng, chuyên môn cao, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ khá so với mặt bằng chung. Không giống các ngành hàng gia công khác, giá trị gia tăng của nhóm ngành này lên đến khoảng 65% giá trị xuất khẩu.
Đề án nhấn mạnh, phát triển xuất khẩu phần mềm và sản phẩm nội dung số sẽ là thị trường tiềm năng với Việt Nam nói chung và đặc biệt là TP.HCM nói riêng bởi quy mô thị trường của ngành này là rất lớn. Giá trị xuất khấu của Việt Nam hiện nay chiếm chưa đến 1% quy mô thị trường (tổng giá trị gia công phần mềm của Việt Nam năm 2015 vào khoảng 2,5 tỷ USD - đánh giá của AT Keamey).
Việt Nam là quốc gia có chi phí lao động gia công phần mềm thấp nhất thế giới, khoảng từ 18 - 25 USD/giờ lao động tùy theo vị trí (so với các nhóm nước đang phát triển ở khu vực Châu Á là từ 18-40 USD/giờ, Châu Mỹ La-tinh là 30 - 50 USD/giờ, Châu Phi là 20 - 40 USD/giờ - theo đánh giá của Global Software Outsourcing Rates).
Tuy nhiên, Đề án cho rằng, thách thức lớn nhất hiện tại của ngành là nguồn cung ứng lao động bị thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, Việt Nam đang có 250.000 kỹ sư đang làm việc trong ngành, trong khi nhu cầu của các doanh nghiệp đến cuối năm 2018 ước tính là 400.000 lao động. Có 2 nguyên nhân chính là chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào bị hạn chế và học sinh cấp 3 phần lớn chạy theo các lĩnh vực phố biến như bất động sản, ngân hàng....
Theo đánh giá của doanh nghiệp, chỉ khoảng 15% số sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Chất lượng đào tạo có sự khác biệt rõ rệt giữa các trường đại học trên địa bàn. Chỉ sinh viên của chuyên ngành công nghệ thông tin từ một số trường như Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học FPT được chào đón ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên từ nhiều trường khác bị đánh giá là không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, ngành dịch vụ Logistics cũng được lãnh đạo UBND TP.HCM đánh giá là đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Với vị trí là cửa ngõ phát triển xuất khẩu của cả vùng, vai trò của ngành logistics tại TP.HCM càng đóng vai trò quan trọng hơn.
Tuy nhiên, thực trạng hoạt động logisitcs tại TP.HCM đang gặp phải các nút thắt như: Lực lượng doanh nghiệp tham gia ngành chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ (37.000 doanh nghiệp, 90% doanh nghiệp có quy mô doanh thu dưới 10 tỷ/năm); Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào cung ứng dịch vụ logistics quốc tế thấp; Thiếu hụt về lực lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng; Chi phí logistics tại TP.HCM vẫn còn cao do cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu quá tải
Để đạt được các mục tiêu trên, lãnh đạo TP.HCM đã đề ra các nhóm giải pháp cụ thể như sau: Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngành sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu; Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông gắn với hạ tầng logistics; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại; Nhóm giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển xuất khẩu; Nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu; Nhóm giải pháp hoàn thiện việc phân ngành quản lý, thông tin thông kê doanh nghiệp xuât khâu trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM: Giao chỉ tiêu cho TP.Thủ Đức phải thu ngân sách 10.000 tỉ trong năm 2021
17:49, 27/03/2021
Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi 13 dự án khu đô thị phía Nam TP.HCM
14:00, 26/03/2021
Bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh trái phép vào TP.HCM đã đi những đâu?
10:24, 26/03/2021
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo người dân không dùng các sản phẩm pate chay
05:30, 26/03/2021
TP.HCM: Nhiều tiềm lực để trở thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
11:00, 25/03/2021