Kinh tế biên mậu (Bài 2): Giải pháp nào cho Lao Bảo - Quảng Trị?

Diendandoanhnghiep.vn Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chọn Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm.

Trung tâm thương mại Lao Bảo thời kỳ thịnh vượng

Trung tâm thương mại Lao Bảo thời kỳ thịnh vượng

>> Kinh tế biên mậu (Bài 1): Tận thấy ở Lao Bảo - Quảng Trị

Trong nhiều báo cáo, đề xuất giải pháp của Sở Công thương Quảng Trị, Chi cục Hải quan Lao Bảo luôn giành thời lượng rất lớn nói đến tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng.

Hiện nay kinh tế biên mậu chỉ có trung tâm Lao Bảo, 4 khu chợ bán kiên cố, hoạt động ngày càng èo uột, 1 kho hải quan quốc tế không đủ lớn. Huyện Dakrong có 5 xã biên giới nhưng hạ tầng thương mại hoàn toàn là con số 0!

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Công thương, phụ trách lĩnh vực thương mại cho biết: Sở đã kiến nghị UBND tỉnh tăng cường kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư kho bãi hàng hóa, trung tâm logictics và cảng cạn Khu kinh tế Lao Bảo và khu vực cửa khẩu La Lay.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, tuyến đường 15D giảm tải cho đường 9 đã xuống cấp trầm trọng. Hoàn thiện đề án khu kinh tế xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan (Lào).

Như vậy, mọi vấn đề đều quy tụ lại một điểm, đó là vốn đầu tư từ doanh nghiệp. Trong danh mục các dự án thu hút đầu tư trong và ngoài nước tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020 do Ban quản lý khu kinh tế cung cấp có 34 dự án liên quan đến kinh tế biên mậu cần thu hút. Tổng cộng 57 dự án đã hoạt động, nhưng không có dự án nào đủ lớn, giải quyết được khúc mắc "nóng" nhất hiện nay của Lao Bảo.

Còn rất nhiều dư địa đầu tư trong các lĩnh vực như chế biến bảo quản thực phẩm; điện-năng lượng; cơ sở hạ tầng; nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp cơ khí, chế tạo; giáo dục, y tế và du lịch.

Chính sách thu hút đầu tư kinh tế biên mậu tại Quảng Trị khá thông thoáng. Ví dụ đơn giá thuê đất tại Khu thương mại Lao Bảo (trả hàng năm) chỉ là 405đ/m2/năm; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, làm việc tại khu kinh tế. Ngoài ra còn nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất nhập khẩu và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.

Thêm một vấn đề không kém phần quan trọng, đó là hỗ trợ tối đa mọi mặt cho doanh nghiệp có nhu cầu buôn bán xuyên biên giới, đây không còn là chuyện trong nước mà liên quan đến các địa phương nước bạn. Cần đả thông những câu hỏi: Thị trường nước bạn cần gì? Thủ tục, điều kiện ra sao? Xa hơn là văn hóa, thị hiếu tiêu dùng,…

Hạ tầng là điểm yếu nhất với kinh tế biên mậu Quảng Trị

Hạ tầng là điểm yếu nhất với kinh tế biên mậu Quảng Trị

>> MDF Quảng Trị và cú "bẻ lái" ngoạn mục

Nhiều năm qua, Sở Công thương rất tích cực tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến, hướng dẫn doanh nghiệp mở rộng thị trường thương mại. Ông Hưng cho biết, chờ dịch bệnh tạm lắng sẽ tiếp tục mời doanh nghiệp ngồi lại bàn cách xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây.

Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chọn Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

Chính sách đã rõ ràng, ưu đãi không phải ít, nhưng tại sao Khu kinh tế Lao Bảo nói riêng và kinh tế biên mậu Quảng Trị nói chung chưa phát huy đúng tiềm năng được kỳ vọng như những ngày đầu tiên được quy hoạch “khu kinh tế đặc biệt”?

Dưới góc nhìn Hải quan, ông Lê Tuấn Anh - Chi cục trưởng Hải quan Lao Bảo đề xuất giải pháp doanh nghiệp Việt nên sang tận nơi để tìm hiểu thị trường, hoặc thông qua kênh kiều bào đang sinh sống và làm ăn tại Lào, Campuchia,…

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Võ Thái Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị nói: Khó nhất là khâu vận tải, phía Lào vẫn tồn tại những chính sách không phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam. Muốn mua hàng tại Lào phải dùng phương tiện ở nước sở tại chở hàng từ nơi sản xuất đến cửa khẩu Lao Bảo, sau đó sang xe, đổi tài xế mới vào lãnh thổ nước ta. Phát sinh chi phí rất lớn, gấp 2 - 3 lần bình thường. Đúng như một quy luật kinh tế, khi lưu thông tắc nghẽn sẽ kéo theo nhiều thứ trì trệ.

Ông Hiệp hiến kế: Qua con đường ngoại giao, phải đàm phán với nước bạn, ở cấp địa phương và cấp Chính phủ để gỡ bỏ các chế tài không phù hợp, tạo điều kiện thông thoáng nhất. Thậm chí cần có cơ chế đặc thù cho giao thông, vận tải hàng hóa. Cả hai phía nên thiết kế lại các trạm kiểm soát dọc đường, hạn chế chồng chéo chức năng, nhiệm vụ gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Đối với khu thương mại Lao Bảo - một đầu mối trung chuyển quan trọng trên đường 9, cơ quan chức năng nên nghiên cứu lại chính sách thu phí hạ tầng cơ sở, theo hướng giảm nhẹ hoặc bãi bỏ. Đặc biệt là khi Lao Bảo không còn hưởng cơ chế đặc biệt, ông Hiệp nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế biên mậu (Bài 2): Giải pháp nào cho Lao Bảo - Quảng Trị? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713594521 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713594521 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10