Về lý thuyết Nga có thể dùng tiền Trung Quốc đổi lấy USD, Euro và tất cả các đồng tiền mạnh để cứu vãn nền kinh tế. Nhưng sự thực tế không đơn giản như vậy!
>>Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an
Nguồn thu ngân sách của nước Nga phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt, có thời điểm lên tới 50%, lúc ít nhất là 1/3. Chính vì thế, nước Nga dưới thời Tổng thống Putin luôn chỉ xoay quanh hai vấn đề lớn nhất: Đối đầu phương Tây và khai thác thật nhiều dầu.
Việc Mỹ và Anh quyết định không mua dầu thô từ Nga từ thời điểm cuối năm 2022 có thể làm khó Putin? Có thể trả lời ngay, đòn cấm vận này không gây khó khăn lớn cho các tập đoàn năng lượng Nga.
Dầu thô Nga sẽ đổi hướng chảy sang Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và rất nhiều nền kinh tế mới nổi đang khát dầu ở châu Á. Riêng nhu cầu của Trung Quốc là 550 triệu tấn mỗi năm, hiện chỉ mới tự sản xuất được 200 triệu tấn.
Ai cũng biết vì sao ông Biden gọi điện cho lãnh đạo hai cường quốc xuất khẩu dầu UAE và Saudi Arabia, tuy nhiên cả hai không nhận cuộc gọi điện thoại của Tổng thống Joe Biden. Nghĩa là OPEC từ chối hùa theo Nhà trắng cản đường Moscow.
Giá dầu Brent Biển Bắc và ngọt nhẹ WTI hiện 140 USD/thùng. Mỗi ngày Nga bán ra 7,1 triệu thùng, tính sơ bộ thu về 1 tỷ USD. Trường hợp giá dầu lên 200 hoặc 300, thậm chí 400 USD/thùng, Putin có thể vắt chân ngồi đếm tiền mặc chiến sự và khủng hoảng khắp nơi.
Nhưng sự thể không đơn giản như vậy! Oái ăm là dầu thô không thể giao dịch bằng đồng tiền nào khác ngoài USD, cho dù Nga dám bán với bất cứ đồng tiền nào thì bên mua vẫn sợ Mỹ trừng phạt.
Hơn thế nữa, bây giờ hệ thống tài chính Nga không còn nối liền với quốc tế, người mua dầu không thể mang cả xe tải tiền chở sang Nga để thanh toán - Mỹ, đồng minh và SWIFT đâu để yên.
Trung Quốc hoàn toàn có thể mua dầu với số lượng vô hạn. Thông qua kênh liên minh tài chính Rub - Nhân dân tệ. Nga có thể dùng tiền Trung Quốc đổi lấy USD, Euro và tất cả các đồng tiền mạnh để cứu vãn nền kinh tế.
Không vấn đề gì trong ngắn hạn. Nhưng muốn duy trì lâu dài việc này, Trung Quốc phải xả thân cứu “bạn tốt”, nghĩa là sẵn sàng tiếp đón những định chế tài chính Nga bị SWIFT loại khỏi cuộc chơi! Việc này không thể muốn là được!
CIPS - Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc thành lập 2015, hiện có khoảng 1.000 tổ chức tài chính tại 97 quốc gia tham gia. Khá đáng kể về quy mô nhưng khối lượng thanh toán chỉ chiếm chưa tới 2% so với SWIFT. Nếu SWIFT cắt kết nối Trung Quốc, mọi thứ còn tồi tệ hơn.
Lúc này Bắc Kinh không dại gì gây thêm mâu thuẫn với Mỹ và châu Âu, việc của họ là nằm im quan sát và ra tay đúng thời điểm. Cái đích Trung Quốc hướng đến là hậu chiến sự Nga - Ukraine.
Putin sẽ rơi vào tình thế có tiền nhưng không tiêu được. Trong khi phải chi nhiều hơn cho chiến trường Ukraine, trả nợ khoản vay quốc tế. Chính phủ Nga đang đối mặt nguy cơ mất khả năng thanh toán, nghĩa là vỡ nợ. Bởi vì thời điểm giữa tháng 4 là lúc kết thúc ân hạn 30 ngày đối với các khoản lãi trái phiếu chính phủ Nga đã phát hành.
Chuyên gia Simon Waever tại Morgan Stanley nhận xét “Chúng tôi coi vỡ nợ (với Nga) là khả năng có thể xảy ra nhất”. Fitch, Moody’s và S&P đã hạ mức xếp hạng nợ nước ngoài của Nga xuống mức “rác”.
Thông qua sự kiện này, ta thấy, về cơ bản Mỹ vẫn cầm trịch mọi cuộc chơi hiện nay. Sức ảnh hưởng đáng gờm nhất của Mỹ không phải là bom đạn mà là USD, đã bén rễ ăn sâu, lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc và thế cuộc Nga - Ukraina
04:50, 20/02/2022
Liên minh Nga - Trung nhìn từ Ukraina
05:15, 15/02/2022
Vì sao Mỹ - Nga “dị mộng” về Ukraina?
05:14, 16/02/2022
Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an
05:30, 10/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận
04:30, 09/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine, thế giới nơm nớp lo cái ăn
16:00, 07/03/2022