Kinh tế Nga thế nào trước cuộc bầu cử Tổng thống?

TRƯỜNG ĐẶNG 19/03/2024 03:00

Cuộc bầu cử Tổng thống Nga diễn ra sau khi nước Nga dưới thời ông Putin đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất sau các lệnh trừng phạt của Phương Tây xoay quanh xung đột với Ukraine. 

Đương kim Tổng thống Nga V.Putin vẫn nắm ưu thế trong cuộc bầu cử 2024

Đương kim Tổng thống Nga V.Putin vẫn nắm ưu thế trong cuộc bầu cử 2024 nhờ những thành tích kinh tế ấn tượng

Thành công của Nga trong việc né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây đã giúp nền kinh tế của nước này vượt trội hơn mong đợi trước cuộc bầu cử Tổng thống Nga– nơi ưu thế tiếp tục nghiêng về lãnh đạo đương nhiệm Vladimir Putin.

>>2024 - Năm của những cuộc bầu cử định hình lại thế giới

Điểm sáng kinh tế Nga

Trước giai đoạn giông bão đó, chính phủ Nga thừa nhận nền kinh tế đã có sự sụt giảm vào năm 2022 nhưng chỉ ở mức 1,2%. Điều đáng nói, xu hướng tăng trưởng đã quay trở lại. Năm ngoái, nền kinh tế Nga chính thức tăng trưởng 3,6%.

Sự tự lực của người Nga là một điều đáng bàn. Việc một loạt các doanh nghiệp phương Tây rút đi khỏi thị trường Nga lại tạo lợi thế cho các công ty sản xuất trong nước. Nhiều loại hàng hóa gia dụng, nước giải khát, hay bánh mì đã được người dân lựa chọn trong khi hàng hóa nhập khẩu bị cắt đứt.

Bên cạnh đó, nhờ giá dầu cao và chi tiêu quân sự gia tăng, Nga đã thành công trong việc tìm cách giảm thiểu phần lớn tác động của các lệnh trừng phạt.

“Chi tiêu thêm cho quân sự có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế. Nhưng nó cũng thể hiện sự phân phối lại thu nhập từ các dịch vụ nhà nước sang quân đội”, Konstantin Sonin, một nhà kinh tế chính trị tại Đại học Chicago, nói.

Chi tiêu quân sự của Nga đã tăng lên trong những năm gần đây, tăng từ 3,9% tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 lên khoảng 6% vào năm 2023 - mức cao nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Năm nay, chi tiêu quân sự dự kiến sẽ chiếm gần 1/3 chi tiêu của chính phủ. Sự đầu tư này cũng góp phần làm mức lương tăng.

>>Ukraine sẽ tổ chức bầu cử giữa thời chiến?

Trong khi đó, ngành năng lượng khổng lồ của Nga cũng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước, trong khi các công ty địa phương đã có những nỗ lực đáng kể để thay thế hàng nhập khẩu từ phương Tây. Trong nước, dầu mỏ chiếm khoảng 1/3 số tiền thu thuế và một nửa tổng doanh thu xuất khẩu.

“Xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đã giảm do các lệnh trừng phạt, nhưng giá tăng cao đã khiến tổng doanh thu ở mức cao”, ông Sonin nói.

Trường Kinh tế Kyiv ước tính rằng Moscow đã kiếm được 178 tỷ USD từ việc bán dầu vào năm ngoái và doanh thu có thể tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2024 - không xa mức 218 tỷ USD kiếm được vào năm 2022.

Nga cũng đã tỏ ra thành thạo trong việc chống lại các biện pháp trừng phạt mới, ví dụ như áp giá trần dầu thô của phương Tây ở mức 60 USD/ thùng.

“Nga đã xây dựng một 'hạm đội bí mật' lớn, gồm các tàu chở dầu có quyền sở hữu không rõ ràng và không có mối quan hệ nào với phương Tây về mặt tài chính hoặc bảo hiểm. Ngoài ra, Nga đã tìm kiếm nhiều nước mua dầu, thay cho phương Tây với giá chiết khấu, đáng chú ý nhất là Trung Quốc và Ấn Độ”, chuyên gia kinh doanh năng lượng Mohammed Yagoub nói.

Thế nhưng nhiều khó khăn kinh tế vẫn đang chờ đón người Nga ở phía trước

Thế nhưng nhiều khó khăn kinh tế vẫn đang chờ đón người Nga ở phía trước

Nga cũng đã tìm ra cách lách các hạn chế nhập khẩu bằng cách tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ các quốc gia đóng vai trò trung gian cho hàng hóa phương Tây. Chẳng hạn, xuất khẩu điện thoại của Serbia sang Nga đã tăng từ 8.518 USD vào năm 2021 lên 37 triệu USD vào năm 2022.

Khó khăn vẫn chồng chất

Nhưng những điều đó không che khuất được những khó khăn của nền kinh tế Nga. Ông Liam Peach, chuyên gia kinh tế cấp cao về thị trường mới nổi tại Capital Economics, cho rằng hành trình dài hơn của các tàu chở dầu chuyển hướng khỏi EU, cùng với phí bảo hiểm cao, đã khiến chi phí bán dầu tăng thêm khoảng 30 USD/thùng.

Doanh thu từ dầu mỏ giảm của Nga có thể khiến thâm hụt tăng lên 3% trong năm nay, từ mức 1,5% vào năm 2023. Cùng với chi phí quân sự tăng, điều đó có nghĩa Nga phải giảm quy mô chi tiêu của tiểu bang trong các lĩnh vực khác, như chăm sóc sức khỏe và giáo dục. “Điều này sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng theo thời gian,” ông Peach cho biết.

Xuất khẩu giảm cũng dẫn đến đồng tiền mất giá mạnh, khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Để hạn chế tình trạng giá cả tăng cao, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 8,5% vào năm 2023, điều này cũng sẽ làm chậm hoạt động kinh tế.

Chưa kể, Nga vẫn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng hơn do nỗ lực huy động quân sự của mình. Bộ Quốc phòng Anh ước tính có hơn 350.000 người Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong chiến sự Nga - Ukraine, trong khi một số tổ chức khác ước tính rằng gần một triệu người Nga đã di cư kể từ cuộc xung đột này.

Có thể bạn quan tâm

  • “Vén màn” trật tự thế giới mới hậu bầu cử Tổng thống Mỹ

    “Vén màn” trật tự thế giới mới hậu bầu cử Tổng thống Mỹ

    04:00, 08/03/2024

  • Vị thế kinh tế khiến thế giới quan tâm tới bầu cử ở Indonesia

    Vị thế kinh tế khiến thế giới quan tâm tới bầu cử ở Indonesia

    03:30, 16/02/2024

  • Bầu cử Mỹ tác động ra sao đến sáng kiến IPEF?

    Bầu cử Mỹ tác động ra sao đến sáng kiến IPEF?

    04:00, 04/02/2024

  • Điều gì sẽ giúp Thủ tướng Ấn Độ chiến thắng trong bầu cử?

    Điều gì sẽ giúp Thủ tướng Ấn Độ chiến thắng trong bầu cử?

    03:30, 17/01/2024

  • Vấn đề sức khỏe

    Vấn đề sức khỏe "nóng lên" trong năm bầu cử Tổng thống Mỹ

    04:00, 11/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế Nga thế nào trước cuộc bầu cử Tổng thống?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO