Giá dầu tăng, chuỗi cung ứng toàn cầu đầy rủi ro, doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đồng đô la Mỹ, FED trì hoãn giảm lãi suất... là những tín hiệu xấu với các nền kinh tế còn lại.
>>10 xu hướng định hình kinh tế toàn cầu
Thị trường dầu mỏ và kim loại thiết yếu đang chuyển biến bất lợi với kinh tế toàn cầu sau những cú sốc gần đây. Những nền kinh tế thiên về xuất khẩu như Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng gì?
Cả hai loại dầu chuẩn đều tăng hơn 3% sau các diễn biến nguy hiểm ở Trung Đông. Giá dầu Brent chuẩn toàn cầu giao dịch cao hơn 1,73% ở mức 88,62 USD/thùng sau khi đạt đỉnh 90 USD/thùng trước đó, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,75% lên 84,1 USD/thùng.
Tài sản trú ẩn an toàn cũng tăng. Giá vàng giao ngay tăng lên mức cao mới mọi thời đại là 2.411,09 mỗi ounce. Cùng với vàng, các kim loại quý khác cũng tăng mạnh sau tin tức về vụ tấn công của Iran vào Israel. Giá platinum tăng 0,9% lên 958,1 USD/ounce, còn giá bạc tăng 1,1% lên 28,7 USD/ounce.
Đồng và Nikel, những kim loại không thể thiếu cho công nghiệp sản xuất, chế tạo - vừa đồng loạt tăng giá sau khi Mỹ và Anh áp đạt lệnh cấm đối với các kim loại quan trọng có nguồn gốc từ Nga. Đơn cử, những ngày gần đây giá đồng có thời điểm tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1987.
“Đánh hơi” thấy tương lai bất ổn, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi đồng Nhân dân tệ (NDT) được dự báo còn mất giá sâu hơn. Dữ liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho thấy tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại Trung Quốc tăng thêm 53,7 tỷ đô la Mỹ kể từ tháng 9/2023, lên 832,6 tỷ đô la Mỹ trong tháng 3/2024.
Các nhà phân tích của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) ước tính, trong tháng 2/2024, các khách hàng doanh nghiệp chỉ quy đổi 51% doanh thu xuất khẩu bằng đô la Mỹ của họ sang NDT. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp chọn gửi tiết kiệm bằng “đồng bạc xanh”.
Trong khi đó, kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 được các tổ chức quốc tế dự báo khá lạc quan, tăng trưởng GDP sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5-6,5%, thuộc nhóm đầu thế giới. Dù vậy, các biến động mới sẽ gây ra quan ngại mới.
>>Kinh tế Việt Nam 2024: Tỷ giá khó biến động, lãi vay cần giảm sâu
Thứ nhất, lạm phát đã hạ nhiệt trong thời gian qua, song chuỗi cung ứng bị gián đoạn có thể tạo nên cú sốc cho lạm phát. Nếu chiến tranh Trung Đông bùng mạnh, giá dầu vượt trên 100USD/thùng trực tiếp “bào mòn” lợi nhuận doanh nghiệp.
Một phần chuỗi cung ứng cho sản xuất tại Việt Nam không đến từ Trung Quốc, có nghĩa là phải đi qua các tuyến đường mất an ninh như kênh đào Suez, vòng qua miền Nam châu Phi, chi phí logictics có thể tăng từ 50 - 100%. Điều này cũng có rủi ro phát sinh tăng lạm phát.
Một nghiên cứu của Oxford Economics cho rằng, giá dầu tăng thêm 10 USD/thùng sẽ làm lạm phát toàn cầu tăng thêm khoảng 0,3 điểm phần trăm. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, trong đó xăng, dầu chiếm khoảng 37% tổng chi phí nguyên vật liệu của cả nền kinh tế.
Thứ hai, đồng đô la Mỹ quá đắt đỏ, giờ được hỗ trợ thêm bởi nhu cầu tích trữ trú ẩn khổng lồ từ Trung Quốc. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu trong bối cảnh hầu hết nguyên, nhiên liệu dùng cho sản xuất đều mua từ bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm