Kinh tế TP.HCM phát triển toàn diện trong 4 tháng đầu năm

Diendandoanhnghiep.vn Đó là đánh giá của các sở, ngành của TP.HCM tại Phiên họp của UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố tháng 4 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2022.

>>>Dự án nhà biệt thự phường Thảo Điền Q.2: Các cơ quan chức năng TP.HCM có đùn đẩy trách nhiệm?

Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, trong tháng 4, kinh tế TP.HCM có nhiều điểm sáng như: chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Thành phố, tăng 2% so với tháng 3/2022, tăng 7% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2022 tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Chiều ngày 26/4, Phiên họp của UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố tháng 4 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2022.

Chiều ngày 26/4, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố tháng 4 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2022 - Ảnh: TTBC.

Tính chung 4 tháng đầu năm, kinh tế Thành phố có mức tăng trưởng khá. Cụ thể, tổng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,6%, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng yếu tăng 6%, tổng thu ngân sách ước đạt 168.000 tỷ đồng, đạt 43,51% dự toán năm, tăng 13,87% so với cùng kỳ.

Về hoạt động xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của Thành phố ước đạt 16,7 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ. Đặc biệt, ngành du lịch có sự tăng tốc ấn tượng với doanh thu 4 tháng đầu năm đạt trên 87.000 tỷ đồng, tăng 26%, khách du lịch nội địa tăng 56%, khách quốc tế tăng 100% so với cùng kỳ, số lượng khách là hơn 114.000 lượt khách quốc tế đến với TP.HCM trong 4 tháng vừa qua.

Về hoạt động của các doanh nghiệp, theo Giám đốc Sở KHĐT TP.HCM, tổng đăng ký và bổ sung của các doanh nghiệp trong tháng 3 giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên, so với 4 tháng, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 2,6% so với cùng kỳ. Về vốn đầu tư trực tiếp FDI tăng 1,58 tỷ USD, tăng hơn 12% so với cùng kỳ.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Huỳnh Thị Mai Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM 4 tháng đầu năm 2022 - Ảnh: TTTC.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM Huỳnh Thị Mai Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM 4 tháng đầu năm 2022 - Ảnh: TTTC.

Báo cáo về tình hình thu, chi ngân sách TP.HCM trong 4 tháng đầu năm, bà Phạm Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, tổng thu nội địa trên địa bàn Thành phố 4 tháng đầu năm đạt 124.266 tỷ đồng, đạt 46% dư toán, tăng 15,41% so với cùng kỳ, trong đó thu từ khu vực kinh tế là 69.230 tỷ đồng, đạt 43,42% dự toán và tăng 0,41% so với cùng kỳ.

>>>5 yếu tố để TP.HCM phát triển kinh tế số

Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế, nguồn thu từ khối doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước địa phương cũng đều đạt tỷ trong cao và có mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Riêng đối với nguồn thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh đạt trên 40% dự toán, nhưng vẫn giản 1-3% so với cùng kỳ. Đối với khu vực khác đạt trên 49% dự toán, tăng 37,44% so với cùng kỳ, trong đó, số thu từ nguồn tiền sử dụng đất đạt 7.500 tỷ đồng, tương đương 39,48% dự toán và tăng hơn 100% so với cùng kỳ.

Đối với thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 43.900 tỷ đồng, đạt 37,68% dự toán, tăng 9,75% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương đạt 43.140 tỷ đồng, đạt 48% dự toán, tăng 44% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng thu ngân sách địa phương theo phân cấp là 36.338 tỷ đồng, đạt 43,2% dự toán và tăng 41,59% so với cùng kỳ. Thu bổ sung các mục tiêu từ ngân sách Trung ương đạt 2.180 tỷ đồng.

bà Phạm Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM - Ảnh: TTBC.

Bà Phạm Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM - Ảnh: TTBC.

“Như vậy, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố giai đoạn 2022-2025 với nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả của Thành phố, nhằm khắc phục việc đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất công nghiệp tạm ngưng hoạt động và tái ra nhập thị trường, phục hồi sản xuất kinh doanh với sự tác động từ những chính sách của Quốc hội đối với chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp cũng như  việc kích thích tiêu dùng trong nước, một số khoản thu đã đạt trên 40% dự toán”, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM Phạm Thị Hồng Hà đánh giá.

Nhận định tình hình kinh tế TP.HCM, PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện kinh tế và phát triển TP.HCM cho rằng, kinh tế xã hội của Thành phố tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ và toàn diện trên hầu hết tất cả các lĩnh vực. Ông cho rằng, vấn đề cần quan tâm nhất đó là lĩnh vực y tế. Bởi theo ông, một khi lĩnh vực y tế được kiểm soát tốt thì sẽ tạo đà cho việc phục hồi và tăng trưởng rất nhanh.

“Một dữ liệu mà chúng ta có thể nhìn thấy, đó là dư nợ tín dụng. Tính đến thời điểm giữa tháng 4/2022, dư nợ tín dụng đạt 3.041.500 tỷ đồng, tăng 7,32% so với hồi đầu năm, tăng khoảng 15-16% so với cùng kỳ. Đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh đang được mở rộng”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân đánh giá.

Liên quan đến những vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, thời gian tới, Thành phố tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn kiểm soát dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chính quyền đô thị, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần quan tâm triển khai Nghị quyết của HĐND tại kỳ họp thứ V; triển khai tiêm vắc xin cho trể em dưới 12 tuổi một cách an toàn. Vấn đề về thương mại, dịch vụ, cần có chính sách hỗ trợ thêm để ngành du lịch của Thành phố phát triển nhân mùa seagame 31 sắp tới. Ngoài ra, vấn đề về ngập nước khi mùa mưa đang đến gần cũng cần phải được quan tâm hơn nữa, việc nạo vét kênh rạch cần phải được các sở ngành liên quan đầu tư nhiều hơn.

“Một vấn đề cần quan tâm nữa đó là vấn đề lạm phát hiện nay đã thấm sâu vào đời sống của người lao động khi giá cả hàng hóa, ăn uống hiện nay đang tăng rất cao. Do đó, Thành phố cần quan tâm hơn nữa, đặc biệt là những đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn. Đồng thơi, quan tâm đến việc triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội, Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ để các doanh nghiệp và người lao động của Thành phố được tiếp nhận gói hỗ trợ chính sách tài khóa này, có như vậy mới giúp Thành phố phát triển bền vững hơn”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế TP.HCM phát triển toàn diện trong 4 tháng đầu năm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713532668 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713532668 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10