Kỳ vọng du lịch Việt Nam sớm “bứt phá” trong thời gian tới

LÊ HÀ - NGỌC THÁI 25/12/2021 11:15

Đại dịch COVID-19 xảy ra trong suốt 2 năm qua đã tác động toàn diện lên đời sống kinh tế - xã hội của cả thế giới, và ngành du lịch gần như tê liệt hoàn toàn khiến nhiều doanh nghiệp phá sản.

>>Tìm giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam

Nếu không có động thái “bứt phá”, thích ứng linh hoạt thì trong tương lai gần, du lịch sẽ ngành bị sang chấn mạnh nhất bởi dịch COVID-19 bao phủ kéo theo đó sẽ nảy sinh nhiều hệ luỵ khó có thể khắc phục được.

Tê liệt hoàn toàn

Bước sang năm thứ 2, đại dịch COVID-19 vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn ở các quốc gia trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành du lịch sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, dịch COVID-19 đã khiến ngành du lịch thế giới thiệt hại khoảng 4 nghìn tỷ USD và hơn 100 triệu việc làm trực tiếp gặp cảnh thất nghiệp.

Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (WTTC), lượng khách du lịch quốc tế đã giảm 73% trên toàn cầu vào năm 2020, với ít hơn 1 tỷ du khách so với năm 2019 do việc đóng cửa các sân bay ở các quốc gia khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2. Chính vì vậy, doanh thu quốc tế đối với nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch bị tác động nặng nề, đặc biệt là hàng không.

Còn ở Việt Nam, tính đến hết tháng 9/2021, lượng khách quốc tế đến nước ta chỉ đạt 114,5 nghìn lượt người, giảm tới 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng quan tâm, nhiều tỉnh, thành phố hoạt động du lịch lữ hành hiện nay vẫn còn đóng băng.

Và, cũng trong 9 tháng năm 2021, doanh thu từ dịch vụ lữ hành quốc tế chỉ ước đạt 4,6 nghìn tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng du lịch lữ hành nội địa cũng sụt giảm doanh thu rất mạng như: Quảng Ninh giảm 31,5%, Đà Nẵng giamr 42%, Cần Thơ giảm 45,3%, Hà Nội giảm 55,4%, Khánh Hoà giảm 89,5%, TP HCM giảm 56,2%...

Trước thực trạng nói trên, nhiều doanh nghiệp du lịch lữ hành hiện nay cũng đang trong trạng thái “ngồi trên đống lửa” vì dịch COVID-19 đã khiến hệ thống điều phối của họ gần như tê liệt hoàn toàn trong suốt 2 năm qua.

Ông Đoàn Mạnh Cương - Vụ Văn hoá, Giáo dục - Văn phòng Quốc hội cho rằng, vấn đề liên kết du lịch và nông nghiệp nhằm phát triển du lịch nội địa sau đại dịch COVID-19 có vai trò rất quan trọng.

"Một trong những xu hướng hiện nay là du lịch nông thôn gắn với những chuyến đi ngắn ngày, gần nơi sinh sống của du khách. Đó là những điểm tựa vững chắc cho phát triển du lịch nội địa trước những thách thức bất khả kháng của khách quan và phục hồi trong tình hình mới" - ông Đoàn Mạnh Cương cho biết. 

Tác động của đại dịch COVID-19 trong suốt 2 năm qua đã khiến ngành du lịch trong nước và trên thế giới bị tê liệt, nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở một số quốc gia đóng băng hoàn toàn

Tác động của đại dịch COVID-19 trong suốt 2 năm qua đã khiến ngành du lịch trong nước và trên thế giới bị tê liệt, nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở một số quốc gia đóng băng hoàn toàn

"Không thể phủ nhận rằng, nguy cơ bùng phát lại dịch bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra nếu các quy định và điều kiện đảm bảo an toàn chưa được thống nhất và kiểm soát thật tốt. Tuy nhiên, kịch bản lạc quan về một tương lai sống chung với COVID-19 là điều hoàn toàn có thể xảy ra và khi ấy, nhu cầu du lịch của con người chắc chắn sẽ tăng mạnh.

Chính vì thế, du lịch Việt Nam sẽ nhanh chóng chớp lấy thời cơ, tận dụng mọi cơ hội để phục hồi trong bối cảnh mới, thích ứng an toàn, trở thành điểm đến uy tín và có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Một lộ trình tái khởi động và phục hồi cho ngành du lịch Việt Nam là vô cùng cần thiết để đảm bảo từng bước đi vững chắc, tạo đà bứt phá trong tương lai khi đại dịch đi qua" – Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết.

>>Du lịch thông minh: Tương lai của các điểm đến du lịch Việt Nam

Doanh nghiệp cần được “tiếp sức” kịp thời

Hội thảo "Du lịch Việt Nam - Phục hồi và phát triển" tổ chức tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An vào ngày 25/12/2021 đã nhận được 37 tham luận của các chuyên gia, giảng viên, nhà khoa học và 34 tham luận của lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cũng như CEO của các tập đoàn kinh tế lớn tập trung nêu giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phục hồi, phát triển trong thời gian tới.

Đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước cũng tập trung phân tích, mổ xẻ vấn đề thực tiễn xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, cơ chế đặc thù của địa phương mình trong thu hút đầu tư, phát triển du lịch trong thời gian tới. Qua đó, các tỉnh, thành phố cũng nêu ra các đề xuất, kiến nghị như về hạ tầng, hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư…để ngành du lịch địa phương mình sớm phục hồi, phát triển trong bối cảnh dịch COVID-19 đang còn nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Ông Dư Thái Hùng - Giám đốc Trung tâm CNTT Mobifone cho rằng, sức lan toả mạnh mẽ của Công nghiệp 4.0 với sự ra đời của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, blockchain, thực tế ảo...đang tác động sâu rộng đến toán bộ đời sống kinh tế - xã hội. Từ đó từng bước thay thế phương thức hoạt động truyền thống sang hoạt động môi trường số. Và ngành du lịch lữ hành cũng không ngoại lệ. 

Chuyển đổi số hay nói cách khác là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch được xem như yếu tố sống còn, giải phảp tối ưu đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đại dịch COVID-19. Ông Thái cũng đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung các văn bản Luật, nhất là Luật Đất đai, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên đất nông nghiệp hoặc trang trại.

Đông đảo các đại biểu đến từ Trung ương, chuyên gia, tổ chức du lịch lữ hành tham gia Hội thảo

Đông đảo các đại biểu đến từ Trung ương, chuyên gia, tổ chức du lịch lữ hành tham gia Hội thảo "Du lịch Việt Nam - Phục hồi và Phát triển" được khai mạc vào sáng 25/12/2021 tại khu nghỉ dưỡng Vinpearl Discovery Cửa Hội, thị xã Cửa Lò, Nghệ An

Một số nhà đầu tư, hoặc hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất làm trang trại nông nghiệp, nay có nhu cầu mở rộng để làm du lịch trang trại, trong đó có xây dựng các nhà lưu trú (đất dịch vụ) thì phải thông qua đấu thầu theo quy định của Luật Đất đai.

Theo quy định thì điều kiện khi xây dựng và kinh doanh các cơ sở lưu trú phải đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất cho khách du lịch. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai khi đã quy hoạch đất nông nghiệp,…thì không được xây dựng nhà (hay phục vụ lưu trú) sẽ làm giảm đi nhu cầu và mong muốn của người kinh doanh du lịch, không kêu gọi và phát huy được các nguồn lực đầu tư” – Bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum kiến nghị với Quốc hội như vậy.

>>Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Đồng hành cùng doanh nghiệp cải cách thủ tục thuế, hải quan

Gửi tham luận tới Hội thảo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nêu ra các giải pháp trước mắt và lâu dài để ngành du lịch Việt Nam sớm phục hồi và phát triển. Cụ thể, về trước mắt cần đẩy nhanh việc triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, việc làm và đào tạo nguồn nhân lực ho doanh nghiệp, cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch; Hỗ trợ bằng tiền mặt cho người lao động trong lĩnh vực du lịch đang phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không lương; Hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tham gia kinh doanh du lịch đổi mới mô hình kinh doanh, xây dựng và phát triển các sản phẩm du llịch mới đảm bảo an toàn đối với dịch bệnh; Ổn định, duy trì lượng khách du lịch nội địa… khi lượng khách quốc tế chưa thể gia tăng đến Việt Nam.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nhằm thích ứng với trạng thái bình thường mới và nhận thức thay đổi từ "không COVID-19" chuyển sang "sống chung với COVID-19", vấn đề chuyển đổi số trở nên "sống còn" đối với nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp du lịch. 

Vấn đề này, vào tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Vì vậy, vấn đề làm sao sản phẩm đến tay du khách hay các kênh, công cụ quảng bá, tư vấn, dịch vụ và thanh toán trực tuyến nhiều hơn là sử dụng kho dữ liệu thông tin khách hàng (Big Data) như thế nào cho hiệu quả cũng cần được các nhà quản lý, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này quan tâm hơn nữa. 

Có thể bạn quan tâm

  • TS. Trần Du Lịch: TP.HCM không có đường vành đai mà toàn đường vành khuyên

    03:30, 23/12/2021

  • "Hộ chiếu vaccine” - "đòn bẩy" phục hồi ngành du lịch

    02:00, 22/12/2021

  • Đà Nẵng nâng cấp QR Code chuyển đổi số trong du lịch

    14:55, 19/12/2021

  • Fivestar Poseidon: Biểu tượng mới cho du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu

    12:30, 18/12/2021

  • Đà Nẵng: Điều chỉnh quy hoạch dự án du lịch ở đèo Hải Vân

    13:40, 17/12/2021

  • Chuyển đổi số - bàn đạp khôi phục ngành du lịch

    10:34, 11/12/2021

  • Quảng Ninh: Kích cầu để cứu du lịch

    00:14, 10/12/2021

  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy hoạch hơn 2.040ha tại Long Hải thành đô thị du lịch vào năm 2030

    14:25, 09/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng du lịch Việt Nam sớm “bứt phá” trong thời gian tới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO