Liên kết tạo chuỗi của doanh nghiệp Việt

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam có một số doanh nghiệp đầu chuỗi nên cần tạo những chuỗi sản xuất của người Việt.

>>>Dòng vốn ngoại tiếp tục chuyển dịch sang Việt Nam

Năng lực cạnh tranh chưa cao

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho biết: những chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu được dẫn dắt bằng những tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp đi sau muốn nhập cuộc phải tham gia vào chuỗi này. Vì vậy, nói đến toàn cầu hóa là đề cập đến câu chuyện của sự liên kết, hợp tác trong sự cạnh tranh khốc liệt để có thể tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đánh giá về khả năng các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, TS Trần Đình Thiên cho rằng: công tác tổ chức của các doanh nghiệp Việt khá rời rạc trong khi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước ngày càng ít đi. Thậm chí, TS Trần Đình Thiên nhìn nhận những điều kiện để siết doanh nghiệp trong nước có vẻ cao hơn doanh nghiệp nước ngoài rất nhiều trong khi đòi hỏi về mặt công nghệ ngày càng cao, tiêu chuẩn thị trường cũng vậy.

TS. Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên

TS. Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên

Dẫn câu chuyện về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, theo TS Trần Đình Thiên hiện chiếm 72% là FDI; nhập khẩu vào Việt Nam cũng 60-62% từ FDI cho thấy chúng ta thất thu về lợi ích từ nhập khẩu và xuất khẩu như thế nào, từ đó thấy những bất lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam.

TS Trần Đình Thiên cũng nhận định: doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ Nhà nước để tạo ra cơ hội phát triển, nhưng hiện nay việc phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khó hơn trước rất nhiều. Trong khi đó, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của “đối thủ” rất lớn là Trung Quốc với tính chuyên nghiệp rất cao. Dư địa chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng bằng không. Do đó, cần định rõ những giải pháp để thực hiện, muốn có ngành công nghiệp hỗ trợ, có sản phẩm chất lượng và đột phá thì các chính sách, giải pháp phải cụ thể.

Cơ hội ở những ngành thế mạnh

Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có những tín hiệu tăng trưởng tích cực với những dòng vốn FDI chất lượng hơn, nhất là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Để nắm bắt cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn lớn, theo TS Trần Đình Thiên, doanh nghiệp trong nước cần tạo và xây dựng phát triển chuỗi của người Việt do doanh nghiệp Việt dẫn đầu.

Trong trường hợp chưa làm được điều đó, phải chú ý để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu do các tập đoàn đa quốc gia họ dẫn dắt. Tình huống này khá khó khăn do các tập đoàn đã có chuỗi cố định nên khi các tập đoàn đến một quốc gia khác nếu doanh nghiệp ở nước sở tại không đáp ứng được yêu cầu các tập đoàn sẽ có lý do để đưa doanh nghiệp của họ vào.

Dây chuyển sản xuất và chế biến trái cây của công ty Dovaco

Dây chuyển sản xuất và chế biến trái cây của công ty Doveco

Do vậy, “sân chơi” và lợi ích dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị mất đi. Nếu không có chiến lược cụ thể và rõ ràng, Việt Nam ngày càng ở thế bất lợi, việc gia tăng sản lượng công nghiệp không hoàn toàn tương ứng với năng lực của sản xuất công ty Việt Nam theo đúng nghĩa gốc.

Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục nâng cao năng lực tham gia chuỗi của doanh nghiệp Việt Nam; có chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Theo TS Trần Đình Thiên, trong giai đoạn tới đây là vấn đề mấu chốt cho việc phát triển kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh đến việc liên kết để xây dựng chuỗi liên kết của Việt Nam dựa trên những ngành nghề, lĩnh vực có thế mạnh. “Việt Nam hiện có những doanh nghiệp đầu chuỗi, chúng ta đừng nói chỉ có doanh nghiệp làm ô tô mới làm công nghiệp mà cần nhìn nhận, nuôi bò sữa cũng là chuỗi công nghiệp. Phải tạo ra những chuỗi sản xuất mà người Việt Nam có khả năng làm chủ, làm chủ được thì các cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhiều hơn” - TS Trần Đình Thiên nêu ý kiến.

Với nhận định trên, TS Trần Đình Thiên cho rằng, cần chọn một số lĩnh vực có lợi thế để làm đầu chuỗi hoặc tiến tới gần đầu chuỗi, chẳng hạn như các doanh nghiệp sản xuất ô tô như Thaco, Vinfast hay Doveco làm trái cây… đang tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân.

Cùng với đó, xây dựng năng lực cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa để tiếp cận được là cả một câu chuyện khó khăn, cực kỳ khó khăn và phải có chính sách hỗ trợ. Phải khuyến khích theo từng chuỗi, chứ không phải khuyến khích cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liên kết tạo chuỗi của doanh nghiệp Việt tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713618130 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713618130 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10