Liệu có dễ dàng cho các công ty Mỹ muốn rời bỏ Trung Quốc?

Diendandoanhnghiep.vn Một cuộc thăm dò với 200 công ty của Mỹ có chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy, 95% đang có dự định thay đổi nhà cung cấp bên ngoài Trung Quốc.

COVID-19, chiến tranh thương mại và sự cạnh tranh leo thang Mỹ-Trung đang làm xói mòn các mối quan hệ kinh doanh, điều này đang khiến các công ty đa quốc gia của Mỹ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Một thăm dò mới cho thấy, đại đa số các doanh nhân Mỹ đang tìm cách chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong thời gian tới.

Một thăm dò mới cho thấy, đại đa số các doanh nhân Mỹ đang tìm cách chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong thời gian tới

Một thăm dò mới cho thấy, đại đa số các doanh nhân Mỹ đang tìm cách chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong thời gian tới

Tuy nhiên, đi đâu và về đâu khi phần lớn thế giới vẫn đang bị phong tỏa? Và chỉ với một vài thị trường có thể cạnh tranh với Trung Quốc về chi phí hoặc chất lượng, các chuyên gia tìm nguồn cung ứng đã cảnh báo các công ty Mỹ rằng việc chuyển đổi này không giống như “bật một công tắc đèn”.

Cũng trong một cuộc khảo sát tương tự, một nửa số người được hỏi trong Liên minh châu Âu cũng đã có kế hoạch ngay lập tức để chuyển nguồn cung ứng của họ, tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề nằm ở hai đối thủ Mỹ-Trung.

Có thể nói, xu hướng dịch chuyển của các công ty Mỹ hoàn toàn không mới. Một số các công ty đã tìm kiếm các lựa chọn thay thế chi phí thấp hơn từ Trung Quốc trong nhiều năm qua, thậm chí từ trước thời điểm cuộc chiến thương mại bắt đầu vào tháng 7 năm 2018.

Có một điều trớ trêu là các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau khi nước này dập tắt sự bùng nổ của COVID-19 trong hai tháng đầu năm, trong khi nhiều thị trường thay thế vẫn đang vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát và tìm kiếm sự trở lại hoạt động.

Julien Brun, đối tác quản lý của CEL Consulting tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, cho biết các công ty lớn như Apple, Samsung và Nintendo đã đẩy mạnh việc chuyển năng lực sản xuất lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam, một nước khống chế tốt đại dịch COVID-19 và có một sự phục hồi mạnh mẽ trong sản xuất.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng những động thái như vậy là thách thức hơn đối với các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là vào thời điểm này. Nhiều công ty muốn chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam nhưng có thể sẽ phải mất nhiều thời gian trong việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng và tìm kiếm nhân lực.

Một số khảo sát cho thấy, thời điểm này, các doanh nghiệp Mỹ đã trở nên mệt mỏi về thuế quan và việc gián đoạn hoạt động của họ. Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cũng báo cáo trong một khảo sát, 74,9% thành viên cho biết việc tăng thuế đối với cả hai bên đang có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của họ.

Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết, 74,9% thành viên cho biết việc tăng thuế đối với cả hai bên đang có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của họ

Phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết, 74,9% thành viên cho rằng việc tăng thuế đối với cả hai bên đang có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của họ

Trong khi đó, hơn 40% đã hoặc đang xem xét di dời các cơ sở sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc, một xu hướng khác để thay đổi chiến lược tìm nguồn cung ứng, và điều này cũng cho thấy tâm trạng chung giữa các công ty Mỹ.

"30 năm trước, các nhà sản xuất Mỹ xây dựng hệ thống sản xuất tại Trung Quốc vì chi phí nhân công và sản xuất rẻ. Tuy nhiên, khi cuộc chiến thương mại dẫn tới gánh nặng thuế và nguy cơ gián đoạn nguồn cung, buộc các doanh nghiệp Mỹ phải cân nhắc vấn đề chi phí", Patrick Van den Bossche, chuyên gia của Kearney giải thích.

Và trong một cuộc thăm dò nghiên cứu mới đây của Pew cho thấy có đến 66% người Mỹ có quan điểm “không thích” Trung Quốc, tăng từ 47% vào năm 2017. Điều này cũng cho thấy rằng, bên cạnh việc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới thì Trung Quốc sẽ là đề tài thảo luận của đa phần người dân Mỹ thời điểm này.

Tuy nhiên theo Hans Till, một nhà tư vấn tìm nguồn cung ứng ở Hồng Kông, xác nhận rằng ông đã nhận được nhiều yêu cầu hơn từ các công ty Mỹ để tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc. Till cho rằng, không có nhiều công ty thực sự có tầm nhìn chiến lược, nhiều người nghĩ chuyển đổi nguồn cung ứng giống như việc thay đổi “một nhà cung cấp tạp hóa”. Theo Till, để di chuyển các nhà cung cấp mất rất nhiều thời gian, đó là một quá trình phức tạp có thể mất từ 6 đến 12 tháng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Liệu có dễ dàng cho các công ty Mỹ muốn rời bỏ Trung Quốc? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714841544 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714841544 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10