Livestream bán hàng thu bạc tỉ: Khó quản lý thuế, vì sao?

KHÔI NGUYÊN 13/06/2024 03:00

Hình thức livestream bán hàng trở nên sôi động những năm gần đây, nhiều người thu bạc tỉ mỗi ngày từ hoạt động này. Thế nhưng vấn đề nộp thuế ra sao vẫn là câu hỏi nhiều người đang thắc mắc…

>>Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 1: Những con số “biết nói”

IHIHIHIH

 Hình thức bán hàng qua livestream, đặc biệt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, ngày càng phổ biến. Hoạt động này mang lại doanh thu lớn cho người bán và cả người được thuê livestream. Ảnh minh hoạ

Theo đó, hình thức bán hàng qua livestream, đặc biệt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, ngày càng phổ biến. Hoạt động này mang lại doanh thu lớn cho người bán và cả người được thuê livestream. Từ đây, việc quản lý và thu thuế đối với những hình thức kinh doanh mới được đặt ra. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong các giải pháp quan trọng, hiệu quả.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý thuế thương mại điện tử hiện nay là việc quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, đặc biệt khi họ không đăng ký kinh doanh, không có cơ sở kinh doanh cố định.

Hiện có quy định yêu cầu ngân hàng thương mại và các tổ chức thực hiện trung gian thanh toán có nghĩa vụ khấu trừ và nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mà không có cơ sở thường trú và không chủ động thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam. Vậy nhưng, quy định này đã đặt ra một số vấn đề chưa rõ ràng, khiến ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bối rối.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, luật sư Lê Thị Nhung – Giám đốc Công ty Lee và Cộng sự cho rằng, với sự đa dạng về phương thức, việc kiểm soát hoạt động thanh toán thương mại điện tử là vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, ngay cả khi xác định có luồng tiền từ một chủ thể này sang một chủ thể khác cũng chưa thể khẳng định đó là hoạt động thanh toán cho giao dịch thương mại điện tử, bởi lẽ có hàng trăm lý do để các chủ thể chuyển tiền cho nhau.

Ngoài ra, nếu chủ thể kinh doanh thương mại điện tử cố tình gian lận thuế và sử dụng phương thức thanh toán trả tiền mặt khi giao hàng (COD), thì việc kiểm soát luồng tiền để xác định giao dịch thương mại điện tử càng trở nên khó khăn.

Cũng theo luật sư Lê Thị Nhung, hiện nay đã có nhiều quy định nhằm chống thất thu thuế đối với hoạt động bán hàng online trên các trang mạng xã hội cũng như trên các sàn thương mại điện tử, đơn cử như Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế nêu rõ các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế, dù có nhiều cơ sở kinh doanh online hàng giả, hàng nhái bị triệt phá, tuy nhiên trên thực tế chỉ như muối bỏ biển.

Việc kiểm soát hoạt động thanh toán thương mại điện tử là vô cùng khó khăn, do có hàng trăm nghìn cá nhân, hộ gia đình… đang kinh doanh online”, luật sư Nhung nhận định.

>>Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài cuối: Ngăn “chảy máu” nguồn thu ngân sách

ihihih

Chuyên gia cho rằng, việc quản lý kinh doanh bán hàng online này rất phức tạp do tính mới và phổ biến của nó. Ảnh minh hoạ

Cũng bình luận trên tờ Kinh tế đô thị về nội dung này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đánh giá, việc thất thu thuế đối với những cá nhân kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, trong đó có cá nhân livestream bán hàng là có. Thực tế theo ông Thịnh, việc quản lý kinh doanh bán hàng online này rất phức tạp do tính mới và phổ biến của nó.

Vì kinh doanh online có thể chào hàng, bán hàng trên nhiều trang mạng điện tử với những tên khác nhau và sau khi họ chấm dứt thời gian livestream thì cơ quan quản lý không biết họ là ai nữa. Nó không phải là các sàn thương mại điện tử mà nhà mạng có thể dễ dàng quản lý”, ông Thịnh nói.

Do đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, để quản lý thuế đối với thương mại điện tử rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong giai đoạn hiện nay nhằm tránh thất thu thuế và đảm bảo chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng. Với sự phối hợp giữa nhà mạng, các sàn thương mại điện tử, trên cơ sở đó, cơ quan thuế, Bộ Công Thương, Bộ Công an sẽ làm việc để tìm ra người bán hàng đó là ai, như thế nào, có đúng không.

Đồng thời kết hợp với ngân hàng trong việc chuyển tiền vào tài khoản những người kinh doanh online. Rồi kết hợp với nhà vận chuyển, shipper nhận tiền trực tiếp thì chúng ta dần có được một kho dữ liệu về những người kinh doanh”, ông Thịnh chia sẻ.

Liên quan tới vấn đề này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành tiếp tục nghiên cứu, rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người kê khai, nộp thuế. Theo các chuyên gia, thực tế trong nhiều năm qua cách tính thuế thương mại điện tử trong đó có hoạt động tiếp thị liên kết không có thay đổi. Tuy nhiên, càng ngày việc thực hiện đã chặt chẽ hơn.

Tổng cục Thuế đã có dữ liệu dữ liệu của hơn 900 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 121 triệu cá nhân tại gần 100 ngân hàng thương mại. Do đó, việc tính đúng, đủ, tránh thất thu ngân sách đã cơ bản được thực hiện hiệu quả.

Việc công khai các khoản thuế đã đóng và chưa đóng trên etax mobile cũng giúp chính người dân có thể đối chiếu, phát hiện sớm các khoản kê khai chưa hợp lý để từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp.

Từ góc nhìn cơ quan quản lý, ông Mai Xuân Thành - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho biết: "Ngân hàng muốn có hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong việc trao đổi dữ liệu, dựa trên nguyên tắc rủi ro. Tức là những tài khoản cá nhân nào mà tiền ra, vào liên tục thì cho chúng tôi số liệu đấy thì chúng tôi sẽ đưa ra tần suất dự báo là bao nhiêu đối chiếu với doanh thu. Xem tài khoản đấy buôn bán gì, đã kê khai nộp thuế chưa thì sẽ lọc ra được".

Cũng theo ông Thành, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp quản lý thuế việc tuyên truyền, làm rõ về thuế thu nhập cá nhân với các hình thức mới là rất cần thiết. 

Mới đây, để nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Tổng cục Thuế cũng đã yêu cầu cục thuế các địa phương tăng cường triển khai các hoạt động này cho người dân, đặc biệt là những người kinh doanh tiếp thị liên kết, livestream bán hàng hiểu rõ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình, tránh thất thu thuế cho Nhà nước”, ông Thành nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài cuối: Ngăn “chảy máu” nguồn thu ngân sách

    Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài cuối: Ngăn “chảy máu” nguồn thu ngân sách

    03:30, 21/06/2023

  • Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 5: Cần lấp khoảng trống pháp lý

    Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 5: Cần lấp khoảng trống pháp lý

    04:10, 20/06/2023

  • Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 4: Dùng công nghệ

    Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 4: Dùng công nghệ "khắc chế" công nghệ

    04:00, 19/06/2023

  • Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 3: Còn “lỗ hổng” chính sách

    Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 3: Còn “lỗ hổng” chính sách

    11:00, 18/06/2023

  • Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 1: Những con số “biết nói”

    Thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới - Bài 1: Những con số “biết nói”

    02:00, 16/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Livestream bán hàng thu bạc tỉ: Khó quản lý thuế, vì sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO