Lộ diện “hình hài” mới trong hợp tác quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Khi các thể chế đa phương như Liên Hợp Quốc... dường như không còn uy thế như xưa, các tổ chức nhỏ hơn đã nổi lên như một hình thức đáng chú ý.

Liên Hợp Quốc đang bộc lộ những hạn chế khiến những mô hình hợp tác mới nổi lên

Liên Hợp Quốc đang bộc lộ những hạn chế khiến những mô hình hợp tác mới nổi lên

UNGA 73 vừa qua thu hút sự chú ý không chỉ bởi một loạt các thách thức chưa thấy lời giải, mà còn là sự vắng mặt của nguyên thủ nhiều cường quốc. Chỉ có mỗi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hiện diện tại sự kiện này. Những nguyên thủ đứng đầu Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga đều không tham dự vì các lý do khác nhau.

>> Mỹ "rối bời" trước tranh cãi nảy lửa Ấn Độ - Canada

Đã có nhiều tiếng nói quan ngại rằng các tổ chức đa phương truyền thống, như Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngày càng trở nên kém hiệu quả. Trong xu hướng đó, các liên minh nhỏ hơn đang nổi lên để giải quyết các vấn đề cấp bách của khu vực và thế giới.

Châu Á hay Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành nơi xu hướng này phát triển mạnh nhất, phần lớn là phản ứng trước nhu cầu cạnh tranh địa chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tứ giác Kim cường (QUAD) bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, hay Hiệp ước AUKUS (Australia-Anh-Hoa Kỳ) là những ví dụ nổi bật nhất. Trong khi đó, BRICS được dẫn đầu bởi Trung Quốc cũng đạt được vô số thành tựu trong những năm qua.

Không chỉ vậy, ở những khu vực khác, xu hướng các liên minh nhỏ lẻ cũng hình thành. Ấn Độ, Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Hoa Kỳ đã thiết lập hợp tác I2U2 vào năm 2021 và bổ sung mới nhất là mối quan hệ đối tác ba bên mới nổi giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Theo chuyên gia, một đặc điểm của xu hướng này là các thành viên duy trì hợp tác như một mạng lưới các quốc gia chứ không phải một khối vững chắc.

Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho các liên minh nhỏ hơn

Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho những nước đẩy mạnh các liên minh nhỏ hơn trên thế giới

Ví dụ điển hình nhất là Ấn Độ, khi các hiệp định nhỏ cho phép New Delhi được kết nối với mạng lưới các liên minh và đối tác của Hoa Kỳ ở Đông Á (như nhóm Bộ tứ) và Trung Đông (thông qua I2U2), trong khi vẫn là trụ cột của BRICS do Trung Quốc dẫn đầu.

Không còn là những chủ đề chung chung, mục đích của các nhóm liên minh nhỏ hẹp này rất rõ ràng. Mỹ lôi kéo Anh quay trở lại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với lợi ích chung không chỉ về địa chính trị của khu vực mà còn trong việc chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thông qua AUKUS. Anh, Italy, Nhật Bản hợp tác chế tạo thế hệ máy bay chiến đấu mới; trong khi Pháp cũng hợp tác với Ấn Độ và UAE để tăng cường vai trò của mình ở Ấn Độ Dương.

Một đặc trưng khác của hình thức này, được các chuyên gia chỉ ra, là sự hợp tác dựa trên tinh thần tự nguyện hướng trực tiếp đến các vấn đề cấp bách của nhóm các quốc gia đó, thay vì tuân theo chủ nghĩa đa phương rườm rà và dàn trải.

>> Tham vọng AI của Trung Quốc sẽ thoái trào theo nền kinh tế?

Theo học giả Raja Mohan, trong quá khứ, những nỗ lực của Washington nhằm xây dựng các liên minh quân sự khu vực theo mô hình NATO ở châu Á và Trung Đông đã không thành công. Đồng thời, các nước trong khu vực dần mất niềm tin vào hệ thống Liên Hợp Quốc, do những thất bại trong việc ngăn chặn xung đột ở Kashmir, trên Bán đảo Triều Tiên hay ở Trung Đông.

Do đó, các nước đang nhận thấy mô hình hợp tác nhỏ sẽ giải quyết tốt hơn các bất ổn âm ỉ ở khu vực. Như với Nhật Bản, Hàn Quốc, họ có thể gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc liên quan đến sự gia tăng quy mô quân sự trong khu vực.

Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các liên minh của riêng mình

Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các liên minh của riêng mình, đặc biệt là BRICS

Với BRICS, khối này cung cấp cho các thành viên một không gian độc lập hơn về kinh tế và chính trị. BRICS tập hợp các nền kinh tế mới nổi, có thể tự xây dựng những cơ chế hợp tác phù hợp với điều kiện quốc gia, không bị ràng buộc bởi những quy định có phần lỗi thời từ các cơ chế đa phương truyền thống. Sáng kiến phi đô la hóa cho thương mại nội khối hay vai trò của Nga là một ví dụ.

Một lợi ích khác khiến các quốc gia tích cực theo đuổi xu hướng hợp tác này là nó tạo ra một vùng đệm hạn chế sự trả đũa từ các cường quốc đối lập, đặc biệt tại Châu Á- Thái Bình Dương - nơi sự tham gia vào các liên minh chính thức tiềm ẩn những xung đột nghiêm trọng.

Với các quốc gia, xu hướng này đáp ứng đúng và đủ nhu cầu liên kết trong khi sự khác biệt về lợi ích quốc gia, nhận thức về mối đe dọa và mong muốn hợp tác của các nước vẫn còn quá lớn để có thể đi đến một mô hình ràng buộc chặt chẽ như EU hay NATO.

Do những lợi ích đó, Mỹ là quốc gia tích cực cổ xúy nhất mô hình này. Bên cạnh Quad và AUKUS, các nhóm khác trong mạng lưới của Mỹ cũng đã xuất hiện: Australia, Ấn Độ và Nhật Bản với các mô hình ba bên của riêng họ. Trong khi Mỹ có được lợi ích từ mạng lưới các đối tác nhỏ chồng chéo mang lại sự bổ sung có giá trị cho chính sách toàn cầu của mình, thì Trung Quốc dù muốn, vẫn đang chật vật trong việc theo đuổi bất chấp những thành tựu của BRICS khi những khó khăn kinh tế dần lộ diện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lộ diện “hình hài” mới trong hợp tác quốc tế tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714378759 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714378759 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10