Lỗ hổng trong đấu thầu, đấu giá - Bài 2: Kẽ hở đằng sau những chính sách cấp bách

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà thầu “quen mặt” liên tục có tên trong danh sách kết quả trúng thầu, “một mình một chợ” khi thực hiện bỏ giá dự thầu…với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách Nhà nước nhỏ giọt, hậu quả thất thoát rất lớn.

Đáng quan tâm, nhiều gói thầu đã mặc định “dọn đường” sẵn cho nhà thầu vì được áp dụng các chính sách cấp bách trong việc chỉ định thầu, không qua đấu thầu công khai nên doanh nghiệp khác có muốn cũng chẳng được.

Nhiều “cửa mở” để chỉ định thầu

Theo khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định rất nhiều trường hợp mà chủ đầu tư, bên mời thầu được phép chỉ định thầu như: Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước;

Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách.

Ngoài ra, gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể, không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Đáng quan tâm, gói thầu phục vụ cho công tác chống dịch bệnh trên lĩnh vực Y tế, nhất là gần 2 năm trở lại đây trong bối cảnh dịch COVID-19 xảy ra được các chủ đầu tư, bên mời thầu chỉ định thầu với tần suất dày đặc ở các tỉnh, thành trên địa bàn cả nước. Và, tên doanh nghiệp được chỉ định thầu tham gia các gói thầu hàng chục tỷ đồng cung cấp thiết bị, vật tư y tế cho ngành, địa phương cũng khá quen thuộc.

Công ty TNHH AT&T vài năm trở lại đây trở thành nhà thầu khá quen thuộc của ngành Y tế Nghệ An

Công ty TNHH AT&T vài năm trở lại đây trở thành nhà thầu khá quen thuộc của ngành Y tế Nghệ An khi trúng nhiều gói thầu liên quan đến cung cấp vật tư, thiết bị y tế cho nhiều đơn vị, bệnh viện trên địa bàn

Đơn cử, ở Nghệ An, Công ty TNHH AT&T có địa chỉ tại phố Hoa Lư, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã trở thành cái tên khá quen thuộc trong các gói thầu cung cấp, mua sắm thiết bị y tế cho các cơ sở, bệnh viện thuộc Sở Y tế tỉnh này

Điển hình như trong tháng 8/2021, Công ty TNHH AT&T đã được chỉ định trúng gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị y tế do Sở Y tế Nghệ An mời thầu với trị giá hàng tỷ đồng với tỷ lệ tiết kiệm 0%.

Trước đó, từ năm 2018 đến ngày 21/7/2021, Công ty TNHH AT&T đã liên tục trúng thầu 14 gói thầu mua sắm, cung cấp thiết bị y tế cho Nghệ An với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, với kết quả được chỉ định thầu cho gói thầu cung cấp thiết bị, vật tư y tế gần đây ở Nghệ An, dư luận không khỏi băn khoăn có phải doanh nghiệp này là nhà thầu “quen mặt” nên chỉ trong thời gian ngắn đã được chủ đầu tư, bên mời thầu “khép hồ sơ” để giao nhận thầu?

Chính sách cấp bách có tạo “cửa trước, sân sau”?

Đầu năm 2020, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 7 bị can gồm: Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh - Trưởng phòng Tài chính kế toán (CDC Hà Nội); Lê Xuân Tuấn - nhân viên Phòng Tài chính kế toán (CDC Hà Nội); Đào Thế Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam; Nguyễn Trần Duy - Tổng giám đốc Công ty CP Định giá và Bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất - nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech; Nguyễn Thanh Tuyền - nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông.

Đây là những bị can bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xảy ra tại Trung tập Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.

Đáng quan tâm, lợi dụng bối cảnh xảy ra dịch bệnh COVID-19, các bị can đã có những hành vi thông đồng, bắt tay nhau để chỉ định thầu các gói thầu do CDC Hà Nội làm chủ đầu tư, bên mời thầu với tỷ lệ tiết kiệm 0% so với giá dự toán ban đầu để đưa ra mời thầu. Bất chấp các quy định, những bị can nói trên đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi khiến dư luận không khỏi sửng sốt.

Ngày 22/12/2020, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tiến hành tuyên án bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (cựu giám đốc CDC Hà Nội) 10 năm tù giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, cùng tội danh này, các bị cáo khác cũng bị tuyên phạt từ 5-6 năm tù (ảnh: CAND)

Ngày 22/12/2020, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tiến hành tuyên án bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (cựu giám đốc CDC Hà Nội) 10 năm tù giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, các bị cáo khác trong vụ án này cũng bị tuyên phạt từ 5-6 năm tù (ảnh: CAND)

Cũng vào thời điểm những tháng đầu năm 2020, cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Nguyễn Tuấn Anh (cựu TGĐ Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng – Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng) và Nguyễn Văn Bường, Hoàng Cung Thượng Hiền (cựu Phó TGĐ và cựu trưởng phòng Công ty này) về về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam vì đã có hành vi chỉ định thầu trái quy định tại 5 gói thầu với tổng giá trị 3,42 tỷ đồng cho công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Thuận Anh do ông Nguyễn Tuấn Thanh (là con ruột của ông Nguyễn Tuấn Anh) làm giám đốc.

Rõ ràng, nếu vụ việc này không bị phát giác, điều tra làm rõ thì việc ông Nguyễn Tuấn Anh dựa trên chức vụ, quyền hạn để chỉ định cho doanh nghiệp của con trai ruột của mình được tham gia trúng các gói thầu tại Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng – Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng chưa biết sẽ gây thất thoát ngân sách cho Nhà nước bao nhiều tỷ đồng?

Qua những vụ việc sai phạm liên quan đến chỉ định thầu nói trên cho thấy, tội phạm tham ô, tham nhũng lợi dụng cơ chế, chính sách quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Giá năm 2012 bằng hình thức tạo “cửa trước, sân sau” ngày càng có nhiều diễn biến tinh vi, gây hậu quả rất lớn.

Chiều 23/10/2021, báo cáo tóm tắt về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công An cũng chỉ rõ các vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, xã hội hóa y tế và chỉ định thầu mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19 diễn ra rất phức tạp. Nhiều vụ án liên quan đến lĩnh vực này cũng đã được làm rõ, xử lý nghiêm minh trước pháp luật nhưng vẫn còn nhiều kẻ hở chưa thể siết chặt lại được.

Bài 3: Chế tài nào để siết chặt vi phạm?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lỗ hổng trong đấu thầu, đấu giá - Bài 2: Kẽ hở đằng sau những chính sách cấp bách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702322 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702322 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10