Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá CPTPP giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5%. Tuy nhiên, trước những cơ hội phát triển, Việt Nam đang đứng trước muôn vàn khó khăn khi chủ yếu các doanh nghiệp đều thiếu sức cạnh tranh do chất lượng nguồn nhân lực quá thấp.
Theo tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn cả Lào, Campuchia và chưa bằng 1/10 Singapore.
Năng suất lao động của Việt Nam thấp một phần do chất lượng nhân lực chưa cao.
Có thể bạn quan tâm |
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, năm 2017, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động). Con số này chỉ bằng 7% Singapore và 17.6% Malaysia, hai quốc gia cùng là thành viên trong hiệp định CPTPP và trong khối ASEAN, chưa kể đến các cường quốc thành viên CPTPP khác như Nhật Bản, Australia, Canada… Trong khu vực ASEAN năng suất lao động của người Việt Nam thậm chí còn thấp hơn cả Lào, chỉ bằng 87,4%.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện năng suất Việt Nam, trung bình mỗi năm năng suất lao động của Việt Nam tăng 3%, trong khi GDP tăng mỗi năm trên dưới 5%. Việc năng suất lao động tăng chậm hơn GDP sẽ kéo tăng trưởng của GDP quốc gia xuống. Việt Nam sẽ rất khó để rút ngắn khoảng cách với các nước như Thái Lan, Malaysia, vốn dĩ đã phải cần đến 50 năm nữa nước ta mới đuổi kịp họ ở thời điểm hiện tại.
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá CPTPP giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5%. Tuy nhiên, trước những cơ hội phát triển, Việt Nam đang đứng trước muôn vàn khó khăn khi chủ yếu các doanh nghiệp đều thiếu sức cạnh tranh do chất lượng nguồn nhân lực quá thấp.
Hiện nay, mỗi doanh nghiệp Việt chi trung bình khoảng gần 400.000 đồng mỗi năm cho chi phí đào tạo từng nhân viên. Trong khi đó, theo bà Angeline Teo - Giám đốc Công ty Tư vấn nguồn nhân lực dOz International (Singapore), các doanh nghiệp được cho là thành công trong công tác phát triển nguồn nhân lực phải chi đến 8% doanh thu cho đào tạo nhân sự. Điều này cho thấy ngân sách đào tạo cho nguồn nhân lực Việt Nam đang vô cùng hạn chế.
Tại các nước phát triển, để giải quyết bài toàn chất lượng nhân sự, hầu hết doanh nghiệp đều áp dụng giải pháp công nghệ cao vào việc đào tạo. Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 dẫn đến sự phát triển của E-Learning và công nghệ điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời được chứng minh là hiệu quả hơn so với các phương pháp đào tạo thông thường.
Các chuyên gia nhận định, đào tạo E-learning có lẽ là lối thoát duy nhất, giải quyết được hai bài toán nan giải là chất lượng lao động và chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều giải pháp đào tạo nhân sự khác nhau, tuy nhiên nhược điểm khi đem áp dụng tại Việt Nam là chi phí quá cao lên tới hàng triệu USD. Chưa kể rào cản ngôn ngữ cũng là điều gây khó khăn cho lao động Việt Nam khi sử dụng.
Nắm bắt nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp và tổ chức, một đơn vị cung cấp tại Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển giải pháp Hệ thống quản lý đào tạo trên nền tảng đám mây CLS - Cloud Learning System (cls.vn). Giải pháp này được đánh giá là phù hợp hơn cho đại đa số doanh nghiệp bởi tiết kiệm chi phí và dễ dàng sử dụng. Đây là một lựa chọn rất đáng quan tâm với những doanh nghiệp đang có nhu cầu đào tạo nhân sự.
Tuy nhiên, dù sử dụng giải pháp của nước ngoài hay Việt Nam, các doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng nhân sự hiệu quả đều phải triển khai với tinh thần nghiêm túc, quyết liệt và sẵn sàng đổi mới.
Trong nền kinh tế thị trường thời đại mới, chạy đua trong tính cạnh tranh cũng đồng nghĩa với chạy đua về công nghệ. Nếu không thay đổi, các doanh nghiệp nghiệp Việt Nam khó thoát khỏi cảnh bị bỏ lại phía sau hoặc bị thâu tóm, nhường lại thị trường sau hiệp định CPTPP cho các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn nhân lực ở trình độ cao.