Logistics miền Trung: Nói và làm

Nguyễn Hoàng 16/09/2020 01:02

Tại nhiều diễn đàn phát triển kinh tế miền Trung, các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh Logistics là trục xoay chuyển quyết định trong chiến lược phát triển khu vực duyên hải miền Trung.

Logistics Quảng Nam, trục xoay của phát triển

Tiến sĩ Trần Du Lịch, một chuyên gia kinh tế hàng đầu đã từng khẳng định nhiều lần tại các diễn đàn kinh tế được chính phủ tổ chức tại các tỉnh thành miền Trung khẳng định: Để phát triển kinh tế biển khu vực miền Trung thì logistics là đòn bẩy làm trục xoay.

Theo TS Trần Du Lịch, với lợi thế tiềm năng các tỉnh Duyên Hải miền Trung thì việc đầu tư phát triển cảng biển gắn logistics để khai thác lợi thế cảng biển đồng thời đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế. Lợi thế các khu công nghiệp là dư địa để miền Trung phát triển nhanh công nghiệp chế biến và chế tạo. Đây là lợi thế để khai thác tối đa ưu thế cảng biển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Trung ương thị sát khu kinh tế cảng biển Chu Lai

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Trung ương thị sát khu kinh tế cảng biển Chu Lai

Hiểu đúng lợi thế và lời tư vấn của các chuyên gia, ngay từ năm 2016, tỷ phú Trần Bá Dương đã bắt đầu chương trình logistics với việc đầu tư mở cảng Tam Hiệp tại Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm các hạng mục: mở rộng cầu cảng về phía thượng lưu; mở rộng và nâng cấp hệ thống kho bãi; hoàn thiện kết cấu hạ tầng…với tổng kinh phí đầu tư đến nay lên đến con số hơn 1.000 tỷ đồng và năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000- 40.000 tấn.

Một hệ thống kho bãi, xưởng được mở rộng với 3 phân khu chức năng riêng biệt cho các loại hàng khác nhau, bao gồm: hàng container; hàng rời tổng hợp và hàng lỏng. Cùng với đó là thiết bị xếp dỡ chuyên dụng đã nâng năng lực đáp ứng của Cảng Chu Lai trở thành trung tâm dịch vụ logistics của khu vực, thu hút nhà đầu tư vào vùng đất mở.

Gở nút thắt logistis từ biển - bầu trời - đất liền

Ngay từ những ngày đầu đặt chân khai mở vùng đất Chu Lai, tỷ phú Trần Bá Dương từng bước chinh phục vùng đất hoang hóa từ nhà xưởng đến cảng biển. Cụm từ logistics lươn thường trực trong đầu.

Từ những con đường rộng mở trong tổ hợp ô tô là sự kết nối hệ thống giao thông khi Chu Lai mở cửa bầu trời, cùng với đường bộ, đường sắt xuyên Việt, từ Chu Lai có thể qua Lào, Campuchia, Thái Lan. Một hệ thống giao thông kết nối hình thành trong suy nghĩ của ông Trần Bá Dương mà như lời ông nói đã biến thành hiện thực nơi vùng đất mở này. Đó là hàng hóa bắt đầu từ cảng Chu Lai (tên gọi cũ cảng Tam Hiệp) bằng đường hàng hải có thể đi lại nhiều nước trên thế giới mà ít ai nghĩ rằng con sông Trường Giang vắng lặng ngày nào giờ lại tấp nập tàu thuyền vận tải hàng ngàn tấn đi khắp nơi trên Thế giới.

Khi nhìn cảng Chu Lai đầu tư xây dựng từ năm 2010, nhiều người hoài nghi và đặt câu hỏi liệu cảng Chu Lai có cạnh tranh nổi trên thị trường vận tải? Đặc biệt là khu vực lân cận có cảng nước sâu Dung Quất (Quảng Ngãi), cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Đà Nẵng, hay cạnh tranh ngay trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai là cảng Kỳ Hà.

Một trung tâm logistics hiện đại cảng Chu Lai bắt đầu từ phục vụ vận chuyển hàng hóa “trong nhà”, cảng Chu Lai đã chú ý đến đối tác quốc tế

Mọi hoài nghi và câu hỏi đã được giải đáp bài toán cạnh tranh khi cảng Chu Lai không phải là cảng nước sâu tự nhiên. Thế nhưng, trong suy nghĩ của mình, tỷ phú Trần Bá Dương đã minh chứng một điều là biến sự bất lợi thành lợi thế cạnh tranh thông qua tích hợp thành chuỗi dịch vụ logistics trọn gói từ giao nhận, phân phối, vận chuyển đường biển kết hợp với đường bộ, thậm chí cả đường hàng không.

Hàng hóa nhập khẩu qua cảng chủ yếu là linh kiện, phụ tùng và ô tô nhập khẩu nguyên chiếc; còn hàng vận chuyển nội địa chủ yếu là than đá, xi măng, nhựa đường, khí ga, dăm gỗ, bột giấy, lương thực, hàng nông sản, hàng tiêu dùng…

Trong tổng sản lượng hàng hóa qua cảng trong những năm qua có khoảng 25% là hàng của hơn 60 doanh nghiệp bên ngoài Thac

Trong tổng sản lượng hàng hóa qua cảng trong những năm qua có khoảng 25% là hàng của hơn 60 doanh nghiệp bên ngoài Thaco.

Một trung tâm logistics hiện đại cảng Chu Lai bắt đầu từ phục vụ vận chuyển hàng hóa “trong nhà”, cảng Chu Lai đã chú ý đến đối tác quốc tế. Giữa năm 2016, nơi đây đã đón tàu quốc tế có trọng tải 20 nghìn tấn từ cảng Incheon (Hàn Quốc) mà không phải thông qua các cảng trung chuyển tại Đà Nẵng hay TP.Hồ Chí Minh. Tuyến hàng hải container từ Hàn Quốc về cảng với tần suất 2 chuyến/tuần.

Tàu trọng tải lớn còn vận tải 2 chiều Chu Lai - Fangcheng (Trung Quốc). Để đa dạng hóa dịch vụ logistics, cảng Chu Lai còn có dịch vụ đóng gói, kiểm đếm, phân phối ủy quyền, chuyển phát nhanh, khai báo hải quan, bảo hiểm…Bây giờ,  Cảng Chu Lai trở thành đối tác tin cậy của các tập đoàn ô tô lớn như Kia Motors, Hyundai Motor (Hàn Quốc), Mazda Motors (Nhật Bản), PSA Peugeot (Pháp).

Tỷ phú Trần Bá Dương khẳng định lợi thế cạnh tranh trong hệ thống vận tải cảng biển Chu Lai là sự đầu tư  mạng lưới dịch vụ trọn gói logistics. Sự tích hợp đồng bộ các dịch vụ vận tải đường bộ, đường biển, dịch vụ cảng, kho bãi tạo thành chuỗi logistics trọn gói, với chi phí vận tải thấp.

Còn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh thì kỳ vọng trong tương lai gần, với lợi thế cạnh tranh và sự đồng bộ dịch vụ trọn gói logistics đã và đang thực hiện tại cảng Chu Lai sẽ trở thành cảng biển không chỉ của riêng Trường Hải mà trở thành thương cảng Quốc tế giao lưu hàng hóa nhộn nhịp tại khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhựa Tiền Phong triển khai gói trợ giúp các vật phẩm y tế cho Đà Nẵng và Quảng Nam

    Nhựa Tiền Phong triển khai gói trợ giúp các vật phẩm y tế cho Đà Nẵng và Quảng Nam

    12:05, 30/08/2020

  • Gỡ bỏ cách ly xã hội trên toàn tỉnh Quảng Nam từ hôm nay (28/8)

    Gỡ bỏ cách ly xã hội trên toàn tỉnh Quảng Nam từ hôm nay (28/8)

    05:01, 28/08/2020

  • MB đồng hành cùng tỉnh Quảng Nam chống dịch COVID-19

    MB đồng hành cùng tỉnh Quảng Nam chống dịch COVID-19

    10:01, 20/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Logistics miền Trung: Nói và làm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO