Long An: Chống dịch hiệu quả, mở ra cơ hội phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Ông Nguyễn Văn Út nhận định trong giai đoạn “bình thường mới”, tỉnh Long An đã và đang tiếp tục quyết liệt thực thi đồng bộ các giải pháp, phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

- Thưa ông, trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, Long An là một trong những tỉnh “tâm dịch” của cả nước, nhưng Long An vẫn trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Vậy, ông có thể chia sẻ đôi nét về vấn đề này?

Đúng vậy! Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, Long An là một trong những tỉnh “tâm dịch” của cả nước. Qua hơn 3 tháng gian nan chống dịch, công tác phòng, chống dịch của tỉnh đã có kết quả tích cực. Đến nay Long An cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh bắt đầu trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Với nhiều giải pháp tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ về thu hút đầu tư bằng các hình thức thích hợp; 10 tháng năm 2021, đã thành lập mới 1.083 doanh nghiệp, với tổng số vốn hơn 20,6 ngàn tỷ đồng, giảm 10% về vốn đăng ký. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 13.500 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 350 ngàn tỷ đồng. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 109 dự án trong nước với số vốn đăng ký hơn 8.000 tỷ đồng, tăng 14 dự án so với cùng kỳ, đưa tổng số dự án đầu tư trong nước được cấp phép trên địa bà lên 2.113 với số vốn đăng ký gần 252 ngàn tỷ đồng.

Trong lĩnh vực FDI, Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án, tổng vốn đăng ký là 3.272,5 triệu USD, tăng 3.008,3 triệu USD so với cùng kỳ; 63 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 128,5 triệu USD. Đến nay, toàn tỉnh có 1.124 dự án FDI, vốn đăng ký là 9.334,5 triệu USD. Trong đó, có 588 dự án đi vào hoạt động, chiếm 52,3% tổng số dự án đăng ký, với tổng vốn thực hiện khoảng 3.624 triệu USD.

- Đâu là lợi thế của Long An trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế thưa ông?

Long An tiếp giáp với TP HCM, là cửa ngõ kết nối khu vực ĐBSCL với các tỉnh miền Đông Nam bộ, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng ĐBSCL, phát triển nhanh và bền vững. Long An có những lợi thế nổi bật như: Vị trí địa lý chiến lược; điều kiện tự nhiên thuận lợi; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư ngày càng đồng bộ; quỹ đất phù hợp để phát triển công nghiệp; nguồn nhân lực đông đảo, thu hút nhiều lao động trong cả nước... Hiện tại, Long An thực hiện lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Đây sẽ là quy hoạch chiến lược mang tầm quốc tế với tầm nhìn dài hạn, đột phá, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, mở ra cơ hội lớn để các nhà đầu tư đến tìm hiểu, đầu tư.

 Ông Nguyễn Văn Út - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Long An (bìa trái) tiếp chuyện cùng ông Cho-Han-Deog -Giám đốc văn phòng KOICA Việt Nam (bìa phải).

Ông Nguyễn Văn Út - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Long An (bìa trái) tiếp chuyện cùng ông Cho-Han-Deog -Giám đốc văn phòng KOICA Việt Nam (bìa phải).

Trong chiến lược phát triển, tỉnh quy hoạch 3 vùng rõ rệt:

Vùng 1: Định hướng phát triển vùng an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu, đây là vùng đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến.

Vùng 2: Vùng đệm sinh thái giữa vùng 1 và vùng 3, được bao bọc bởi 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, định hướng phát triển các dự án năng lượng tái tạo và đô thị sinh thái ven sông.

Vùng 3: gồm các huyện tiếp giáp với TP HCM được quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh và các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế ven biển trong tương lai.

Đặc biệt, Long An cũng mong muốn hình thành hệ sinh thái công nghiệp phát triển với trình độ và công nghệ tiên tiến, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Vì vậy, tỉnh định hướng hình thành khu kinh tế công nghệ cao trên địa bàn gắn với xây dựng đô thị thông minh. Định hướng Khu kinh tế công nghệ cao Long An dự kiến xây dựng trên nền tảng một số khu công nghiệp, công nghệ cao có sẵn như Long Hậu, Đông Nam Á, Tân Kim, Tân Tập, khu công nghiệp Nam Tân Tập, khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông... Dự án Khu kinh tế này dự kiến được tích hợp vào trong quy hoạch phát triển địa phương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Không chỉ lợi thế về điều kiện tự nhiên, môi trường đầu tư kinh doanh của Long An thời gian qua cũng đặc biệt ấn tượng, thưa ông?

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Long An đã và đang đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Long An trong những năm qua luôn đứng trong những tỉnh tốt nhất của cả nước.

Đặc biệt, PCI 2020 của Long An đứng thứ 3 toàn quốc, thuộc nhóm “Rất tốt” với 70,37 điểm; tăng 5 bậc và tăng 1,55 điểm so với năm 2019. Có 7 chỉ số thành phần tăng điểm: Gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền tỉnh; đào tạo lao động. Trong đó, chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước tăng điểm cao nhất, tăng 1,32 điểm; tiếp đến là chỉ số Cạnh tranh bình đẳng tăng 1,17 điểm. Kết quả này khẳng định niềm tin, sự hài lòng và ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với những nỗ lực không ngừng của đảng bộ, chính quyền tỉnh trong việc quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để duy trì, phát huy các chỉ số được xếp hạng cao và khắc phục các chỉ số bị xếp hạng thấp để duy trì kết quả tốt và bền vững hơn. Nhờ thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tỉnh Long An luôn tạo được niềm tin, sự hài lòng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đến đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Long An.

 Cảng Quốc tế Long An.

Cảng Quốc tế Long An.

- Đâu là những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh trong giai đoạn này, thưa ông?

Hiện nay, tỉnh tập trung thu hút đầu tư ở một số lĩnh vực cụ thể: hợp tác phát triển các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo máy, sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến; các dự án công nghiệp xanh, các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phát triển đô thị - bất động sản gần TP HCM; xây dựng hoàn thiện các công trình cấp, thoát nước; logistics, dịch vụ chất lượng cao gắn với Cảng Quốc tế Long An; hợp tác đào tạo lao động kỹ thuật cao, hợp tác xuất khẩu lao động... và sớm hình thành khu kinh tế ven biển trong thời gian tới.

- Ông có thể chia sẻ về những nhiệm vụ trọng tâm mà Long An triển khai trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch hiệu quả?

Nhằm sớm thích ứng, linh hoạt thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; vừa đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Long An tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phục hồi sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất, hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2021, trong đó phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo là 3-4%.

Cùng với việc khẩn trương thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp... nhanh chóng đưa các lĩnh vực kinh tế trở lại hoạt động trong điều kiện "bình thường mới", tỉnh Long An đặc biệt ưu tiên dành vaccine phòng COVID-19 cho công nhân. Đây là biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả chống dịch và đạt mục tiêu sớm mở cửa, khôi phục sản xuất, kinh doanh vừa bảo đảm sản xuất. Ngoài việc dành vaccine phòng COVID-19 từ rất sớm cho công nhân, tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp trở lại sản xuất, tỉnh còn áp dụng cơ chế các doanh nghiệp được hoạt động trước, hậu kiểm các tiêu chí đảm bảo an toàn phòng dịch.

Bên cạnh việc tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp thông qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp, Long An cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tư được thuận lợi, nhanh chóng và sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Với quyết cao, nỗ lực lớn, tinh thần vì cộng đồng, vì sự phát triển của quê hương, đất nước và vì sức khỏe của nhân dân và trên hết, trước hết, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp đồng tâm hiệp lực, vượt qua khó khăn, thách thức trước mắt, vừa kiểm soát dịch bệnh linh hoạt, bảo đảm an toàn, vừa nỗ lực phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới, sớm mang lại cuộc sống an toàn, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Long An: Chống dịch hiệu quả, mở ra cơ hội phát triển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711642968 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711642968 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10