Chủ tịch UBND tỉnh Long An: “Trao quyền” tự chủ cho doanh nghiệp để phục hồi kinh tế!

Diendandoanhnghiep.vn Từng bước chuyển từ Nhà trước tập trung trong phòng, chống dịch Covid-19 sang cho doanh nghiệp và người lao động trong kiểm soát dịch bệnh, chủ động tái hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đó là thông điệp của Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Nguyễn Văn Út, gửi cho các doanh nghiệp, chuyên gia, người lao động và các đối tác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An về Kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh do UBND tỉnh Long An ban hành.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An: “Trao quyền” tự chủ cho doanh nghiệp để phục hồi kinh tế”! Từng bước chuyển từ Nhà trước tập trung trong phòng, chống dịch Covid-19 sang cho doanh nghiệp và người lao động để tự chủ kiểm soát dịch bệnh, chủ động tái hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An: “Trao quyền” tự chủ cho doanh nghiệp để phục hồi kinh tế”; Từng bước chuyển từ Nhà trước tập trung trong phòng, chống dịch COVID-19 sang cho doanh nghiệp và người lao động trong kiểm soát dịch bệnh, chủ động tái hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp

Theo đó, trao đổi với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An, chia sẻ: Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 và tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, Long An là một trong những tỉnh “tâm dịch” của cả nước; tổng số ca nhiễm ở mức rất cao. Sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội: 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 3,38% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,02%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng giảm 4,19% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,5%); tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến ngày 30/9/2021 tăng 8.0 % so với cùng kỳ, tuy nhiên, con số này có xu hướng thu rất chậm trong những tháng còn lại của năm 2021 - ông Út cho hay.

Liên quan đến những ảnh hưởng của doanh nghiệp từ đại dịch COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho hay, hiện Long An có khoảng 13.483 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với khoảng 370.000 lao động. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội con số này chỉ còn khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động theo phương án 03 tại chỗ với 42.622 lao động ở lại; hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch, đề ra nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phù hợp thực tế địa phương, cùng với hoạt động đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Đến nay, công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh đã đạt được kết quả rất khả quan, đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, số ca nhiễm hàng ngày và số ca tử vong giảm dần, tỷ lệ tiêm vắc-xin toàn dân đạt rất cao.

trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội con số này chỉ còn khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động theo phương án 03 tại chỗ với 42.622 lao động ở lại; hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội con số này chỉ còn khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động theo phương án 03 tại chỗ với 42.622 lao động ở lại; hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Để nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế để ổn định đời sống nhân dân; thực hiện linh hoạt các biện pháp khi tình hình dịch COVID-19 có sự thay đổi, đảm bảo hài hòa giữa khôi phục sản xuất và yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, ngày 4/10/2021, UBND tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh cho toàn bộ khoảng 13.400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng số 370.000 công nhân.

Về quan điểm mở cửa, tỉnh Long An luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi và thông thoáng nhất cho các thành phần như: công dân, người lao động, chuyên gia cũng như các đối tác di chuyển qua lại để làm việc trên địa bàn tỉnh và địa bàn TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… - ông Út nói.

Cũng theo ông Út, trong kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, UBND tỉnh Long An đã cơ bản thống nhất việc chuyển dần từ Nhà trước tập trung trong phòng, chống dịch COVID-19 sang cho doanh nghiệp và người lao động để tự chủ kiểm soát dịch bệnh, phát huy tối đa y tế tại chỗ, chủ động tái hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động tái phục hồi sản xuất, UBND tỉnh Long An đã đưa ra quy định: “trong khu vực của mình, doanh nghiệp phải bố trí nơi dự kiến cách ly, lực lượng y tế tại chỗ có chuyên môn, đủ khả năng xử lý các tình huống về dịch COVID-19.

Nếu trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà đã có bố trí lực lượng y tế chung cho cả khu, cụm thì doanh nghiệp bên trong khu, cụm này không cần bố trí đội ngũ y tế tại chỗ.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm việc tổ chức test nhanh, xét nghiệm COVID-19 định kỳ theo quy định.

Những hậu quả không mong muốn về dịch COVID-19 nếu có xảy ra mà xuất phát từ ý chí chủ quan, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp thì tùy mức độ sẽ bị các cơ quan chuyên môn của nhà nước xử lý- ông Út nhấn mạnh.

… để doanh nghiệp chủ động phục hồi sản xuất

Đáng chú ý, theo văn bản số: 3222/KH-UBND, ngày 4/10/2021 của UBND tỉnh Long An về Kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, cho thấy: Tất cả các doanh nghiệp tại Long An được hoạt động với số lượng người lao động tối đa theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh”.

văn bản số: 3222/KH-UBND, ngày 4/10/2021 của UBND tỉnh Long An về Kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An,

Văn bản số: 3222/KH-UBND, ngày 4/10/2021 của UBND tỉnh Long An về Kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An,

Tuy nhiên, người lao động phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ trước khi vào nhà máy làm việc trở lại sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19 và đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin COVID-19 trong ít nhất 14 ngày. Người đã tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 đủ 14 ngày được di chuyển tự do trong địa bàn tỉnh Long An.

Trong đó, đối với chuyên gia, người quản lý doanh nghiệp được đã tiêm vắc xin COVID-19 trong 14 ngày được di chuyển bằng ô tô trong khu vực 3 tỉnh, thành mà Long An có thống nhất.

Người lao động được di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong khu vực 4 tỉnh, thành nếu đã có thẻ xanh COVID-19 (tiêm đủ 2 mũi và tiêm xong đủ 14 ngày); người có xác nhận đã được điều trị khỏi bệnh COVID-19 trong 6 tháng. Nếu không thỏa mãn điều kiện thẻ xanh COVID-19 thì ra vào tỉnh hằng ngày phải bằng xe đưa rước của công ty tổ chức. Tất cả đối tượng di chuyển trong khu vực 4 tỉnh vẫn phải thỏa mãn việc định kỳ test nhanh sau 3 ngày.

Đối với người không đến từ 3 tỉnh, thành mà Long An có thỏa thuận nhưng muốn vào tỉnh Long An hoặc người dân Long An bị kẹt bên ngoài muốn về tỉnh thì thỏa mãn các vấn đề sau đây: thông qua các giấy tờ hợp lệ chứng minh là công dân Long An; Có kết quả âm tính với COVID-19 trong 72 giờ; Có công văn chấp thuận việc di chuyển của UBND cấp tỉnh/thành nơi đi hoặc giấy tiếp nhận của Sở GT-VT Long An; Đã tiêm 1 mũi vắc xin COVID-19 đủ 14 ngày hoặc giấy đã khỏi bệnh COVID-19 trong 6 tháng; Nếu doanh nghiệp muốn rước lao động trở lại địa bàn Long An từ các tỉnh, thành mà Long An không có thoả thuận thì báo về Sở GTT Long An để được hỗ trợ - văn bản nêu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Long An đã có 1.300 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, trong đó 900 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, còn lại đang chờ tỉnh thẩm định kế hoạch phòng chống dịch Covid -19.

Tính đến thời điểm hiện tại, Long An đã có 1.300 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, trong đó 900 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, còn lại đang chờ tỉnh thẩm định kế hoạch phòng chống dịch Covid -19.

Trước đó, tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh Long An với hơn 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết: trong hơn 3 tháng qua, chính quyền tỉnh Long An đã ra nhiều văn bản với tần số “chóng mặt” khiến nhiều doanh nghiệp và người lao động không có thời gian để xoay sở và chuẩn bị. Bởi, ở thời điểm đó, Long An là một trong những địa phương thuộc tâm dịch của cả nước, có thời điểm người nhiễm lên tới gần 1.000 ca mắc/ngày đã khiến chính quyền các cấp có lúc lúng túng. Do đó, rất mong nhận được sự chia sẻ của các doanh nghiệp, người dân và người lao động chia sẻ với địa phương. Và “nếu tới ngày 1/10/2021 mà ngành chức năng không kịp thẩm định thì doanh nghiệp sẽ được phép chủ động hoạt động và hậu kiểm sau” – ông Út nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch UBND tỉnh Long An: “Trao quyền” tự chủ cho doanh nghiệp để phục hồi kinh tế! tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714132196 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714132196 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10