Luật Đất đai (sửa đổi) cần có thêm một điều về thuế

NGUYỄN VIỆT 14/11/2022 04:00

Luật Đất đai (sửa đổi) cần có thêm một điều về thuế, gồm thuế điều tiết giá trị gia tăng, thuế điều tiết đầu cơ, ôm đất và thuế trong điều tiết hành vi như để đất mà không sử dụng.

>>Có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Ngày 14/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Ngày 14/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: QH

Ngày 14/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: QH

Trước đó, thảo luận tại tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá, trước đây khung giá đất được áp đặt hành chính nhưng theo dự thảo Luật mới cơ chế giá sẽ phù hợp với giá trị thị trường. Đó là tiến bộ và nếu thực hiện được như trong dự thảo Luật sẽ xóa bỏ được bất cập về giá đất hiện nay.

Băn khoăn về vấn đề thu hồi đất, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết hiện có 2 phương thức thu hồi gồm Nhà nước đứng ra quyết định thu hồi và doanh nghiệp, người dân cùng thỏa thuận.

>>Chính phủ đã cân nhắc “kịch bản” tăng trưởng

>>Giải quyết dứt điểm 8 dự án BOT: Công bằng cho từng dự án

“Tuy nhiên, cần tính toán kỹ về phương thức doanh nghiệp, người dân cùng thỏa thuận bởi sẽ phát sinh các tình huống ngoài sự quản lý của nhà nước”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề nghị Luật cần có thêm một điều về thuế, gồm thuế điều tiết giá trị gia tăng, thuế điều tiết đầu cơ, ôm đất và thuế trong điều tiết hành vi như để đất mà không sử dụng…

đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội). Ảnh: QH

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính Hà Nội), Luật Đất đai năm 2013 đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đổi, thực tế thời gian vừa qua có 90% giải quyết khiếu nại hành chính liên quan đến đất đai, 50% tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai, một phần nguyên nhân là do Luật không còn phù hợp từ cơ chế về giá và cơ chế quản lý.

Về cơ chế giá, quy định hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, chồng chéo như: Quy định bồi thường quá thấp không phù hợp với thực tiễn, chênh lệch giữa giá kinh doanh dự án và giá đền bù quá thấp, chênh lệch giá giữa khu vực thành trị và nông thôn cũng khoảng cách xa… từ đó dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện của người dân kéo dài.

Về cơ chế quản lý, theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính việc cấp và thu hồi sổ đỏ còn bất cập. Chẳng hạn có trường hợp đất cạnh nhau nhưng một nhà được cấp sổ đỏ, một nhà không được cấp, hoặc nơi không có đất ở, canh tác nhưng có nơi lại bỏ hoang… điều này dẫn tới những bức xúc trong người dân. 

đại biểu Nguyễn Hữu Chính Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính Hà Nội). Ảnh: QH

Vẫn theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định nguyên tắc về bồi thường đất đai khi Nhà nước thu hồi phải đảm bảo có điều kiện sống bằng hoặc hơn chỗ ở cũ. Tương tự, về lập và thực hiện dự án tái định cư, phải đảm bảo điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (y tế, trường học).

“Tuy nhiên, những điều này nếu được quy định trong luật sẽ rất khó thực thi vì quỹ đất có hạn”, đại biểu Nguyễn Hữu Chính bày tỏ.

Đề cập đến vấn đề gia hạn thời gian sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TP. HCM) đề nghị cần bổ sung vào Luật Đất đai 2023 về mở rộng quyền được gia hạn thời gian sử dụng đất.

“Đồng thời, cho phép được gia hạn bất kỳ lúc nào, để khi vừa hoàn thành xây dựng dự án, có thể gia hạn thời hạn sử đụng đất 50 năm tính từ thời điểm đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp tập trung kinh doanh và thu lợi”, đại biểu Nguyễn Thị Lệ đề xuất.

, đại biểu Nguyễn Thị Lệ (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ (TP. HCM). Ảnh: QH

Bên cạnh đó, để giải quyết tình trang cung-cầu lệch pha, đại biểu Nguyễn Thị Lệ đề nghị cần tập trung điều chỉnh lại các chính sách quy hoạch, chính sách ưu đãi, việc sử dụng các quỹ đất hỗ trợ cũng cần được xem xét và đánh giá tính hợp lý để tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận đất đai, nhà ở.

Không chỉ doanh nghiệp người có thu nhập cao mà tầng lớp công nhân, người lao động chân tay cũng có thể có điều kiện tìm được nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị, thuận tiện cho đi làm và sinh hoạt.

“Khi giải quyết được vấn đề quy hoạch, vấn đề cung-cầu, từ đó có thể kiểm soát được giá đất thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tham nhũng đất đai hiện nay”, đại biểu Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu Quốc hội: Phục hồi thị trường trái phiếu và chứng khoán để gỡ “nút thắt” vốn

    05:05, 01/11/2022

  • Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ việc chậm tiến độ Quy hoạch điện VIII

    03:30, 23/10/2022

  • Hôm nay, Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội 

    03:02, 22/10/2022

  • Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ba tư lệnh ngành

    17:27, 21/10/2022

  • Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ GTVT

    10:00, 21/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Luật Đất đai (sửa đổi) cần có thêm một điều về thuế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO