Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Luật Đầu tư công

Diendandoanhnghiep.vn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: "Những bất cập, vướng mắc trong Luật Đầu tư công chỉ một phần, phần nhiều hơn là do tổ chức thực hiện luật chưa nghiêm”.

Tính đến nay, Luật Đầu tư công đã triển khai thực hiện được khoảng 3 năm. Tuy nhiên, theo một số đại biểu, tại cuộc họp lần thứ 27 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được tổ chức mới đây cho rằng, Luật Đầu tư công đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Điển hình là trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, tồn tại nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch.

Trước đó, các địa phương đều than rằng, trình tự của thủ tục này rất phức tạp, do hầu hết các dự án đều phải gửi hồ sơ về Trung ương để thẩm định, nên tốn nhiều thời gian và lúng túng. Ngoài ra, còn có tình trạng luẩn quẩn “con gà, quả trứng” hay những dự án nguồn vốn đã rõ ràng, tuy nhiên vẫn phải thực hiện thẩm định nguồn vốn… dẫn đến thủ tục thẩm định nguồn vốn trong nhiều trường hợp chỉ  mang tính hình thức và không thực chất. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đầu tư công để phù hợp với thực tiễn là rất cấp thiết.

Cụ thể, Đại biểu Quốc hội Trần Đăng Ninh (Hòa Bình) cũng từng chia sẻ rằng, theo quy định hiện nay, quá nhiều quy định khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được như mỗi dự án phải thẩm định về vốn, có vốn thì mới có căn cứ để phê duyệt dự án mà phải có dự án thì mới được bố trí vốn. Quy trình để chuẩn bị đầu tư chuẩn bị dự án, điều chỉnh dự án cần qua nhiều khâu, tốn nhiều thời gian.

Vì vậy, tại cuộc họp lần thứ 27 Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến khái niệm và giải thích từ ngữ thì quan trọng nhất là khái niệm về vốn đầu tư công được sửa đổi theo hướng 2 nguồn vốn, trong cân đối ngân sách và ngoài cân đối ngân sách, qua đó, giảm bớt các thủ tục đối với các nguồn vốn.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Uỷ ban thẩm tra Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, một trong những yêu cầu quan trọng trong lần sửa đổi này là phải cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, đối chiếu với dự thảo luật cho thấy, còn nhiều thủ tục chưa được đơn giản hóa, thậm chí một số quy trình, thủ tục còn phức tạp hơn như quy trình xử lý nguồn vốn ODA; quy trình thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 3 năm..

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho ý kiến chỉ đạo rằng: “Những gì vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư công thì phải sửa luật, nhưng những hạn chế, vướng mắc mà báo cáo của Chính phủ đưa ra như khả năng cân đối nguồn vốn, bố trí vốn không phù hợp tiêu chí, bất cập trong điều chỉnh kế hoạch, giao vốn nhiều lần, giao chậm, kéo dài thời gian giao vốn… thì không phải là do luật. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng những bất cập, vướng mắc trong Luật Đầu tư công chỉ một phần, phần nhiều hơn là do tổ chức thực hiện luật chưa nghiêm”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Luật Đầu tư công tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714194939 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714194939 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10