Luật sư nói gì về việc Shopee bán đồ chơi có hình "đường lưỡi bò" của Trung Quốc?

Huyền Trang 07/08/2018 11:30

Luật sư Nguyễn Thanh Hà khẳng định, gian hàng cung cấp sản phẩm đồ chơi có hình “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên sàn giao dịch điện tử Shopee sẽ bị coi là hàng cấm.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết các lực lượng chức năng đã thu giữ 30 thùng đồ chơi có hình bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn sai phép của Trung Quốc, được bày bán trên Shopee.

Liên quan đến vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW.

Có thể bạn quan tâm

  • Shopee thu hồi sản phẩm đồ chơi "Bản đồ cắm cờ các nước"

    07:31, 04/08/2018

  • “Tân binh” Shopee “Startup” đã đạt được 5 triệu lượt cài đặt ứng dụng

    08:51, 07/08/2017

  • Shopee cùng FPT Trading mở rộng phát triển ngành hàng điện tử

    15:57, 11/07/2017

  • Nhận hàng công nghệ từ FPT sau 4 tiếng mua hàng trên sàn TMĐT Shopee

    10:26, 24/04/2017

-Với việc Shopee bán đồ chơi có hình bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc , theo ông, doanh nghiệp này có vi phạm pháp luật không, theo điều luật nào? Chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp này như thế nào?

Theo quan điểm của tôi, gian hàng cung cấp sản phẩm đồ chơi có hình “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên sàn giao dịch điện tử Shopee sẽ bị coi là hành vi bán hàng cấm.

Cơ quan chức năng có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với những thương nhân có hành vi buôn bán hàng cấm trên sàn thương mại điện tử.

Điều 10 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đưa ra mức xử phạt tiền dựa trên giá trị hàng hoá vi phạm, ví dụ theo Điểm b Khoản 1 thì cơ quan chức năng có thể phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

Theo Điểm k Khoản 1 Điều này thì cơ quan chức năng có thể phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Và cơ quan chức năng có thể áp dựng hình thức xử phạt bổ sung gồm tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 đến 03 tháng nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc tiêu huỷ tang vật, buộc thu hồi tiêu huỷ hàng cấm đang lưu thông trên thị trường.

Shopee đã gỡ bỏ thông tin bán sản phẩm

Shopee đã gỡ bỏ thông tin bán sản phẩm "Bản đồ cắm cờ các nước"

 -Vậy, trong vụ việc này trách nhiệm này thuộc về ai, thưa ông?

Theo Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thì Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó”.

Shopee đã gỡ bỏ thông tin bán sản phẩm

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLAW.

Theo đó trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Còn về trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Trong trường hợp này, về nguyên tắc, sản phẩm do ai bán ra thì người đó phải chịu trách nhiệm, vì vậy, các chủ của gian hàng sẽ là người chịu trách nhiệm chính.

Khi có phản ảnh về hành vi buôn bán hàng cấm, chủ sở hữu của sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm gỡ bỏ sản phẩm nếu không có thể bị cơ quan chức năng xử phạt.

-Vậy, trong trường hợp này, khi Shopee để bên thứ 3 bán bản đồ có nội dung về “đường lưỡi bò” phi pháp trên website mà không có kiểm soát, thì cơ sở này phải chịu trách nhiệm gì thưa ông?

Như tôi đã trình bày ở trên, trách nhiệm của sàn là phải gỡ bỏ sản phẩm đó khi bị phản ánh. Trừ khi sàn giao dịch không gỡ sản phẩm sẽ bị xử phạt.

-Ông có giải pháp gì để những vụ việc tương tự như thế này không xảy ra?

Các sàn thương mại điện tử hay các cơ sở kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử cần tăng cường thêm nhân viên thuộc đội ngũ chuyên trách để mở rộng rà soát, kiểm tra nội dung, thông tin sản phẩm trước khi nhập và phân phối hàng hóa.

Khi thấy những hàng hoá có dấu hiệu vi phạm pháp luật như hàng cấm thì bản thân đội ngũ kiểm tra của các sàn phải cương quyết loại bỏ, nếu chủ thể kinh doanh nào cố tình tái phạm thì phải có biện pháp cấm kinh doanh trên trang thương mại điện tử.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, sàn thương mại điện tử như một chợ trên môi trường ảo, có nhiều chủ thể tham gia kinh doanh, vì vậy, việc kiểm soát tương đối khó khăn, ngoài việc đầu tư về kỹ thuật và nhân sự nhằm kiểm soát hàng hoá thì việc giáo dục đạo đức kinh doanh là cực kỳ quan trọng, nếu không, việc mất niềm tin của người tiêu dùng thì việc kinh doanh thương mại điện tử sẽ tương đối khó khăn.

-Xin cảm ơn ông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Luật sư nói gì về việc Shopee bán đồ chơi có hình "đường lưỡi bò" của Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO