Lượng hoá kinh tế tuần hoàn

Diendandoanhnghiep.vn Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia, đồng thời góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan cần tập trung phối hợp nghiên cứu, đưa ra bộ chỉ số đo lường để giúp các doanh nghiệp có cơ hội đong đếm mức độ thực hiện kinh tế tuần hoàn.

p/Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm khu trưng bày các sản phẩm thân thiện môi trường, các giải pháp thay thế nhựa sử dụng một lần và nilon khó phân hủy tại Hà Nội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm khu trưng bày các sản phẩm thân thiện môi trường, các giải pháp thay thế nhựa sử dụng một lần và nilon khó phân hủy tại Hà Nội

Từ thực tế hoạt động doanh nghiệp, bà Lê Thị Ngọc Mỹ, Giám đốc phát triển bền vững của Công ty Heineken Việt Nam chia sẻ: Hiện, 5/6 nhà máy sản xuất của Công ty Heineken đã thực hiện nấu bia bằng 100% năng lượng tái tạo.

Thiết lập chu kỳ khép kín

“Riêng năm 2019, Công ty thu mua 40.000 tấn vỏ trấu và các chế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp để phục vụ sản xuất đã mang lại thu nhập 52,6 tỷ đồng cho người dân. Việc thực hiện kinh tế tuần hoàn đã đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội; nhất là người dân ở địa phương nơi triển khai dự án. Hiện Heineken gần như không còn chất thải chôn lấp vì 99% chất thải đã được tái sử dụng, tái chế trong quá trình quay vòng sản xuất.

Dù chỉ mới xuất hiện và manh nha đi vào thực tế, nhưng từ thực tiễn khách quan, rác thải có thể trở thành đầu vào cho sản xuất trong một chu kỳ khép kín.”- bà Mỹ chia sẻ.

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Kinh tế tuần hoàn đem lại 4 lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, bao gồm: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.

Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành kia, đồng thời góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi khí hậu. Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản xuất cũ, cấu trúc lại và sử dụng lại, do đó, góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cùng thảo luận về cách thức ứng phó, phục hồi, phát triển trong và sau khủng hoảng dành cho DN tại Hội thảo chuyên đề quản trị DN bền vững trong một xã hội đang thay đổi.

Các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cùng thảo luận về cách thức ứng phó, phục hồi, phát triển trong và sau khủng hoảng dành cho DN tại Hội thảo chuyên đề quản trị DN bền vững trong một xã hội đang thay đổi.

Thiết lập hành lang pháp lý

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI cho biết: Kinh tế tuần hoàn là một trong những chủ đề chính tại các Hội nghị Quốc gia về Phát triển bền vững 2018 và 2019. VCCI-VBCSD đã có nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn như: Hợp tác với Heineken Việt Nam mở lớp đào tạo về kinh tế tuần hoàn cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp; hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện các sáng kiến kinh tế tuần hoàn, tham gia và học hỏi các mô hình kinh tế... Chúng tôi cũng đã tham gia nhiều sáng kiến chung về kinh tế tuần hoàn như: Sáng kiến zero waste to nature (2018-2020) nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ rác thải nhựa đồng thời thiết lập các mô hình kinh doanh bền vững bằng cách phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn, phát triển chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn; Xây dựng thị trường vật liệu Việt Nam trên nền tảng công nghệ thông tin, tạo cơ hội tái sử dụng vật liệu giữa các doanh nghiệp, qua đó, giảm chi phí, năng lượng và nguyên liệu, tạo ra nhiều việc làm và cơ hội kinh doanh mới... Những hoạt động trên đã có tác động tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp hướng tới kinh tế tuần hoàn.

Theo PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TN&MT: Kinh tế tuần hoàn không chỉ là vấn đề chất thải mà cần tiếp cận thực hiện 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm, bao gồm: Sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải, biến chất thải trở lại thành tài nguyên. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp sản xuất chưa phải là một vòng đầy đủ của kinh tế tuần hoàn. Để giải quyết vấn đề này, cần có một hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lượng hoá kinh tế tuần hoàn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084815 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084815 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10