LTS: Năng suất lao động của Việt Nam “đội sổ” khu vực, tốc độ tăng năng suất cũng khiêm tốn ở mức 4,7% giai đoạn 2011-2017.
Trong khi đó, lương tối thiểu vùng tăng bình quân đối với các doanh nghiệp trong nước là 20,4%, đối với các doanh nghiệp FDI là 14,4% trong giai đoạn 2008 – 2018. Chính vì vậy, để đảm bảo sức cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đề nghị tạm dừng điều chỉnh lương tối thiểu trong 2019.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV), Chính phủ không nên điều chỉnh lương tối thiểu năm 2019.
Trên 75% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực
Theo JBAV, khu vực 1 của Việt Nam đang có mức lương tối thiểu vượt các khu vực trọng điểm của Philippines, sự chênh lệch với Malaysia và Thái Lan cũng đang có xu hướng thu hẹp lại. Như vậy, ưu thế về chi phí lao động so với các nước Đông Nam Á khác đang giảm dần.
Cụ thể, theo JBAV, những năm qua, mức tăng lương tối thiểu hằng năm tại Việt Nam đã vượt đáng kể so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đơn cử, năm 2017, Việt Nam đã tiến hành xem xét lại mức lương tối thiểu tăng bình quân 6,5% và vượt hơn so với tỷ lệ tăng CPI là 3,5%.
Khẳng định không phản đối việc người dân Việt Nam được hưởng cuộc sống đầy đủ và cũng không phủ định đây là yếu tố cần thiết đối với việc thúc đẩy nhu cầu trong nước, tuy nhiên, Chủ tịch JBAV ông KOJI ITO cho biết, trong phiếu điều tra dành cho đối tượng doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại châu Á, châu Đại Dương, 75.2% doanh nghiệp tại Việt Nam trả lời “việc tăng lương gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh”.
Thay vì điều chỉnh tăng lương tối thiểu giải quyết mục tiêu trung hạn, Chính phủ cần tập trung vào việc nâng cấp nền móng công nghiệp và nuôi dưỡng ngành công nghiệp phụ trợ.
Việc các ngành ngành công nghiệp may, giày dép và ngành sản xuất, chế tạo loại hình công nghiệp xuất khẩu chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng lương sẽ dẫn đến chi phí lao động tăng.
Điều này dẫn tới, tỷ lệ các doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy tự động hóa nhà máy nhằm cắt giảm chi phí cũng cao hơn các nước khác, và có nguy cơ sẽ cắt giảm tuyển dụng nhân sự trong tương lai.
“Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu hàng năm đương nhiên cần dựa vào tình hình thực tế của kinh tế trong và ngoài nước. Nhưng bên cạnh đó cũng cần phải cân nhắc kỹ các yếu tố để có thể xây dựng tiêu chuẩn hợp lý, không làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh quốc tế”, ông KOJI ITO khẳng định.
Cũng theo JBAV, căn cứ chính để xây dựng mức lương tối thiểu là nhu cầu sống tối thiểu. Tuy nhiên, việc tính toán nhu cầu sống tối thiểu hiện nay chưa thực sự rõ ràng, còn thiếu các căn cứ khoa học và phương pháp điều tra minh bạch.
Có thể bạn quan tâm
05:30, 15/07/2018
11:01, 12/07/2018
17:10, 09/07/2018
16:47, 09/07/2018
15:44, 09/07/2018
14:20, 09/07/2018
05:34, 01/07/2018
10:26, 08/05/2018
Nâng cấp nền móng công nghiệp
Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệpNhật Bản, mức lương của Việt Nam cao chỉ sau Campuchia, Indonesia, Trung Quốc đang được coi là thách thức kinh doanh lớn nhất.
Cụ thể, hiện nay khu vực 1 của Việt Nam đang có mức lương tối thiểu vượt các khu vực trọng điểm của Philippines, những năm gần đây, sự chênh lệch giữa Việt Nam với Malaysia và Thái Lan đang có xu hướng thu hẹp lại. Ngoài ra, chi phí mà người sử dụng lao động phải chi trả cộng với phí bảo hiểm xã hội và phí công đoàn trên mức lương tối thiểu đã gần bằng với mức hiện nay đang áp dụng tại Thái Lan.
Đặc biệt, trong những năm qua, việc tăng lương tối thiểu và chi phí các chương trình bảo hiểm bắt buộc đã không xứng với mức tăng năng suất.
Do đó, ông KOJI ITO cho rằng, nên hạn chế sự gia tăng của mức lương tối thiểu, mức lương tối thiểu nên được quyết định dựa trên chỉ số kinh tế và xu hướng kinh tế hàng năm. Việc quy định mục tiêu trung hạn là không thích hợp.
Cụ thể, tỷ lệ tăng lương tối thiểu theo công thức “CPI+Alpha” là phù hợp. Từ năm 2012, tỷ lệ tăng lương tối thiểu đã vượt nhiều so với “CPI+Alpha” trở thành tỷ lệ bất hợp lý nên năm 2019 không cần tăng nữa.
Thay vào đó, Chính phủ cần tập trung vào việc nâng cấp nền móng công nghiệp và nuôi dưỡng ngành công nghiệp phụ trợ thông qua việc duy trì năng lực cạnh tranh xuất khẩu và tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, hướng đến “Công nghiệp hóa năm 2020” do Chính phủ khởi xướng.
Cùng với đó, định nghĩa mức lương tối thiểu để đảm bảo tiêu chuẩn sinh hoạt tối thiểu cần thiết nên được tính là “Lương cơ bản + Trợ cấp”.
“Ngoài ra, để tránh xảy ra tình trạng hỗn loạn không cần thiết như đình công, tranh chấp lao động, chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ thông báo rộng rãi và quán triệt bằng Nghị định với nội dung: Nghị định về mức lương tối thiểu chỉ quy định mức sàn với giá trị tuyệt đối, trong trường hợp đã thỏa mãn mức lương tối thiểu, mức tiền lương tăng sẽ do các doanh nghiệp tự quyết định dựa trên tình hình kinh doanh” - ông KOJI ITO đề xuất.