Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ có thế mạnh về nguồn nhân lực năng động và sáng tạo mà còn có khả năng cạnh tranh về giá cả so với thị trường CNTT toàn cầu.
>>Công nghệ số và văn hóa kinh doanh
Đây là lý do để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phải đi ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi “mở cõi”.
Chia sẻ tại “Doanh nghiệp số Việt Nam: Hợp tác số toàn cầu – Đối tác tin cậy để xây dựng Thế giới số”, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel đưa ra các cơ hội khi đưa doanh nghiệp chuyển đổi số ra nước ngoài.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường, tạo không gian phát triển mới, gia tăng giá trị thương hiệu. Đồng thời, góp phần tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ ngoại giao của đất nước với các quốc gia đang đầu tư. Qua đó các doanh nghiệp cũng có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của các nhà mạng hàng đầu trên toàn thế giới.
Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bị suy giảm, lĩnh vực công nghiệp ICT tiếp tục giữ vững được sự tăng trưởng. Tuy nhiên trong bối cảnh công nghệ số toàn diện của đất nước, công nghiệp ICT cũng đang đối mặt với những nguy cơ và thách thực cần giải quyết.
Theo ông Tào Đức Thắng, khác biệt đầu tiên về văn văn hoá, ngôn ngữ, thể chế chính trị có thể xảy ra tranh chấp pháp lý tại một số thị trường. Nhiều thị trường có thể xảy ra bất ổn chính trị như Myanmar, Peru,…. Bên cạnh đó là các rủi ro về tỉ giá, trong năm 2022 tỷ giá tại Lào, Haiti, Myanmar tăng lần lượt là 55%, 46%, 18%. Ngoài ra hiện nay chúng ta chưa có hiệp định bảo hộ đầu tư và hiệp định tránh đánh thuế hai lần ở một quốc gia, điều này gây khó khăn khi xảy ra tranh chấp pháp lý.
Chia sẻ về bài học kinh nghiệm trong hành trình đi ra quốc tế của Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông quân đội (Viettel), ông Tào Đức Thắng cho biết: Bắt đầu đi ra nước ngoài từ năm 2006, đến nay, Viettel đã chinh phục được 10 thị trường với doanh thu dịch vụ đầu tư nước ngoài đạt gần 3 tỷ USD. Thành công có được từ những thách thức được rút làm bài học kinh nghiệm cụ thể. Đó là luôn phải tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu sâu sắc về văn hóa, con người, hệ thống chính trị của các nước đầu tư; luôn thượng tôn pháp luật và phải có giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, mang những thứ tốt nhất mình có ra nước ngoài cũng như phải tạo sự khác biệt để cạnh tranh.
Trước sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ nước ngoài cần có sự hỗ trợ của chính phủ quốc gia đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngoài việc chủ động giải quyết những hạn chế.
Tổng Giám đốc Viettel cũng có một số kiến nghị về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiến ra nước ngoài. Đó là, dựa trên cơ sở của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cần có các Nghị quyết chuyên đề để thúc đẩy doanh nghiệp tiến ra nước ngoài; Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn thành "sếu đầu đàn” để hỗ trợ các doanh nghiệp khác tạo sức mạnh cộng hưởng để cùng phát triển; Hoàn thiện các cơ sở pháp lý tại Việt Nam để có quy định cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt tại nước ngoài như mua bán sáp nhập, thoái vốn. Nâng cao vai trò của Đảng, Chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế, giải quyết khó khăn vướng mắc khi doanh nghiệp gặp phải tại quốc gia đầu tư.
Có thể bạn quan tâm