Minh bạch BOT không còn "nói chơi"

Diendandoanhnghiep.vn Công khai mọi thông tin đối với các dự án BOT để người dân giám sát đang là một xu thế buộc phải làm nhất là mới đây Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tiếp tục chỉ ra hàng loạt bất cập của các dự án này.

Việc sai sót của các dự án BOT theo hướng có lợi của chủ dự án đã trở thành câu chuyện không còn xa lạ. Nhưng vấn đề mấu chốt là minh bạch thông tin các dự án dường như đã đến hồi quyết liệt.

p/Trạm thu phí BOT Bắc Bình Định.

Trạm thu phí BOT Bắc Bình Định.

Hàng loạt sai sót từ các dự án BOT

Theo KTNN, dự án Đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Km1125 - Km1153 tỉnh Bình Định (Bắc Bình Định) được phê duyệt khi chưa phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường là không đúng với quy định. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư còn một số sai sót, hạn chế làm tăng tổng mức đầu tư hơn 31 tỷ đồng. Bộ GTVT đã không công bố lại danh mục dự án khi điều chỉnh phạm vi dự án. Hơn nữa, thông tin kết quả lựa chọn nhà đầu tư cũng không được đăng trên Báo Đấu thầu theo quy định... Kết quả kiểm toán đã giảm so với thời gian hoàn vốn tại Hợp đồng BOT là 4 năm 7 tháng.

Tại Dự án Đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ (QL) 1 đoạn Km1212+400, tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên (Dự án Nam Bình Định) cũng được phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư cũng có sai sót làm tăng tổng mức đầu tư 82,25 tỷ đồng. KTNN cũng chỉ ra nhiều thiếu sót khác của Bộ GTVT như điều kiện khởi công chưa theo quy định, tính toán lưu lượng phương tiện, phương án hoàn vốn...

Đối với các dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang và BOT Hòa Lạc - Hòa Bình cũng có hàng loạt hạn chế, sai sót trong quản lý đầu tư xây dựng và quản lý tài chính, kế toán: Thiết kế bản vẽ thi công một số hạng mục chưa phù hợp; công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán các gói thầu còn thiếu sót về đơn giá, định mức, khối lượng, làm tăng giá trị dự toán 45,8 tỷ đồng (Dự án 1); công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán còn sai về khối lượng, đơn giá và một số sai khác làm tăng giá trị dự toán 65 tỷ đồng (Dự án 2)...

Nhìn lại các dự án BOT được thanh tra và KTNN vào làm việc thì hầu như dự án nào cũng thấy sai sót, hạn chế. Trước sức ép của dư luận, việc công khai mọi thông tin đối với các dự án BOT giao thông đã trở thành một trong những nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan chính phủ.

Công khai mọi thông tin

Tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống tham nhũng mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã khẳng định “sẽ công khai mọi thông số của các dự án BOT để nhân dân giám sát”. Cùng với đó, Bộ GTVT đã chủ động mời Bộ Xây dựng tham gia thẩm tra dự toán của các dự án BT, BOT để đảm bảo tính công khai. Bộ đã chủ động mời KiTNN tiến hành kiểm toán các dự án BT, BOT trước khi Bộ GTVT quyết toán.

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng mời Bộ Công an biệt phái một số cán bộ sang Bộ GTVT, thậm chí Bộ bố trí làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông để tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các dự án BT, BOT, nhằm cung cấp cho cơ quan chức năng nhiều thông tin để các cơ quan kịp thời xử lý các sai phạm.

Tiếp sau đó, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 83/2018 triển khai thực hiện Nghị quyết số 437/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Theo đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan tổng hợp những kết luận của các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với các dự án PPP, trong đó nêu rõ những vấn đề đã được xử lý, đang xử lý và các kiến nghị nếu có; nghiên cứu tiếp thu những kiến nghị của thanh tra, Kiểm toán Nhà nước để thực hiện các biện pháp hữu hiệu. Nghị quyết cũng nêu rõ việc hoàn thiện việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm giá tại tất cả các trạm thu phí BOT.

Ông Trương Trọng Nghĩa – Phó chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam, Đại biểu Quốc hội đoàn TP HCM: Độc quyền vô hiệu cạnh tranh 

Nhiều doanh nghiệp cho biết, ở một số địa phương, có nhà đầu tư được giao rất nhiều dự án thông qua chỉ định thầu hoặc đấu thầu nhưng có hiện tượng dàn xếp mà nhà đầu tư bên ngoài không thể cạnh tranh được. Tình trạng độc quyền này dẫn đến hoạt động cạnh tranh bị vô hiệu, còn dự án đầu tư thì kéo dài. Có dự án đội vốn đầu tư hàng chục lần, thậm chí tới 36 lần… 

Tại một số dự án lớn, cơ quan chức năng nói công trình giao thông đó chỉ phục vụ cho dự án bất động sản của nhà đầu tư kinh doanh được đánh đổi. Do đó, những con đường này rất đắt vì sự đánh đổi ấy.

Ông Bùi Danh Liên – Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội: Hợp đồng kinh tế sao phải "bảo mật"? 

Người dân và doanh nghiệp vận tải đều nhận thấy, mức thu phí hiện nay đang vượt quá sức mua của người dân, của doanh nghiệp. Đầu tư BOT nói chung, các công trình giao thông nói riêng cần công khai minh bạch cho người dân. Thực tế trong nhiều hợp đồng BOT có điều khoản “bảo mật”.

Việc không được cung cấp thông tin kinh tế, kỹ thuật cho bất cứ một người nào ngoài lãnh đạo công ty và các chuyên gia nên mới nảy sinh vấn đề các nhà đầu tư trong cùng một công ty nghi ngờ, kiện cáo nhau. Toàn bộ hợp đồng đều hướng đến bảo vệ nhà đầu tư, rủi ro cho xã hội lại không được tính đến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Minh bạch BOT không còn "nói chơi" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714110924 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714110924 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10