Minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Siết hành lang pháp lý

Diendandoanhnghiep.vn Từ vụ việc của Tân Hoàng Minh, trao đổi với DĐDN, Luật sư Nguyễn Thị Thu, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội lý giải thêm về những quy định pháp lý liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

>> Vụ Tân Hoàng Minh và chấn chỉnh của Nhà nước - Điều chỉnh để phát triển bền vững

LTS: Quyết định hủy toàn bộ trái phiếu phát hành sử dụng trái mục đích của Tân Hoàng Minh được coi là cú hích để nâng cao chất lượng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.

Bà Thu cho biết, Bộ Tài chính đã nhiều lần khuyến cáo về hiện tượng nhà đầu tư mua trái phiếu phát hành riêng lẻ thông qua phân phối của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại mà chưa nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Vậy theo bà, cần nhận diện những vi phạm phổ biến trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp cách nào, thưa bà?

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là phát hành trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo của một số doanh nghiệp, tổ chức phát hành đã có quy định tại nhiều văn bản pháp luật:

Thứ nhất, vi phạm trong việc công bố thông tin. Điều 34 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu như sau: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ chào bán trái phiếu và các thông tin công bố; thực hiện chế độ quản lý tài chính, kế toán thống kê và kiểm toán theo quy định của pháp luật”. Ví dụ điển hình cho vi phạm này là trường hợp của Chủ tịch HĐQT FLC trong việc chào bán cổ phiếu.

Thứ hai, không có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho doanh nghiệp chào bán. Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và Điều 12 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ phải nộp hồ sơ chào bán trái phiếu đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, doanh nghiệp công bố thông tin trước đợt chào bán và tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Nghị định này.

 Minh bạch thông tin hơn sẽ góp phần tạo nền tảng để thu hút dòng vốn vào thị trường trái phiếu đang ngày càng đa dạng, hiệu quả. Ảnh: N.P

Minh bạch thông tin hơn sẽ góp phần tạo nền tảng để thu hút dòng vốn vào thị trường trái phiếu đang ngày càng đa dạng, hiệu quả. Ảnh: N.P

Thứ ba, vi phạm quy định về đối tượng mua trái phiếu. Nghị định 153/2020/NĐ-CP yêu cầu đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (có chứng chỉ hành nghề, nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng, có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỷ đồng theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán 2019). Tuy nhiên, nhiều công ty chứng khoán sẵn sàng nhận phí để “phù phép” biến nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.

-Theo bà, hành lang pháp lý để xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán hiện vẫn cần bổ sung những gì, thưa bà?

Thứ nhất, cần sửa đổi các quy định trong Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng nặng hình phạt. Bởi lẽ hiện nay số tiền xử phạt trong các vụ việc vi phạm lĩnh vực chứng khoán là khá thấp, không tương thích với hậu quả của vi phạm.

Thứ hai, cần đồng bộ hóa các thể chế và định chế liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo ra khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán hoàn chỉnh để thị trường chứng khoán được vận hành đồng bộ và có hiệu quả.

Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung những quy định pháp luật phù hợp, tạo hành lang pháp lý quản lí hoạt động chứng khoán, là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

- Ở góc độ tư vấn, những thông tin nào nhà đầu tư cần nắm rõ khi quyết định đầu tư trái phiếu, thưa bà?

Nhà đầu tư cần nắm rõ những thông tin quan trọng liên quan đến trái phiếu bao gồm: Những cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với trái phiếu, kì hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc và lãi, trái phiếu có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo;

Nhà đầu tư cần biết công ty chứng khoán, ngân hàng hay các định chế tài chính chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ phân phối trái phiếu, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không.

Thông thường, nhà đầu tư nên mua trái phiếu doanh nghiệp của những công ty đã niêm yết bởi vì những doanh nghiệp niêm yết sẽ có khả năng tài chính vững vàng hơn, dễ nắm bắt thông tin hơn do có sự giám sát của Sở Giao dịch Chứng khoán và có thể theo dõi tình hình hoạt động thông qua giá cổ phiếu trên sàn.

- Xin cảm ơn bà!

Chiều ngày 4/4, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố thông tin huỷ bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng trị giá 10.030 tỉ đồng từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022. Lý do hủy vì "có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Siết hành lang pháp lý tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713450343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713450343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10