Mở rộng gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp

PHƯƠNG UYÊN 20/05/2024 04:00

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, xây dựng, mở rộng gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại thông thường và thời gian vay lên đến 10-15 năm.

>>> Luật Nhà ở mới có đủ “hấp dẫn” doanh nghiệp làm nhà ở xã hội?

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp về tình hình triển khai, thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Để mọi người dân đều có nhà ở, đặc biệt với người có thu nhập thấp, cần một quỹ nhà ở cấp quốc gia.

Cần một quỹ nhà ở cấp quốc gia để mọi người dân có nhà ở, đặc biệt với người thu nhập thấp. Ảnh: LV

Theo kết quả triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn (tăng 4 dự án, 6.950 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024). Trong đó, số lượng dự án hoàn thành là 75 dự án với quy mô 39.884 căn (tăng 3 dự án, 1.756 căn so với thời điểm báo cáo ngày 15/3/2024). Số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 128 dự án với quy mô 115.379 căn. Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 300 dự án với quy mô 262.937 căn (có 4 dự án, 5.919 căn được chấp thuận mới).

Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã cải cách thủ tục hành chính, chỉnh lý, rút gọn điều kiện của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay nguồn vốn 120.000 tỷ đồng. Đến nay, các ngân hàng thương mại đã giải ngân với số tiền là 1.144 tỷ đồng bao gồm, 1.133 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 11 dự án; 11 tỷ đồng cho người mua nhà tại 4 dự án.

Tuy nhiên, báo cáo chỉ rõ nhiều tỉnh, thành phố lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án. Việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội còn chậm. Các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc phát triển nhà ở xã hội là chính sách rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng, góp phần cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng về an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, quan điểm xuyên suốt lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

>>Vì sao nhà ở xã hội thiếu nhưng vẫn ế?

Phát triển nhà ở xã hội cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ người khó khăn, nhất là gia đình trẻ, người mới xây dựng gia đình, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, thành phố lớn, góp phần giải tỏa bức xúc xã hội.

Các bộ, ngành vào cuộc tích cực, tuy nhiên, vừa qua phải giải quyết, xây dựng, hoàn thiện một loạt cơ sở pháp lý liên quan vấn đề này. Đến nay, các cơ quan đã trình Quốc hội ban hành các luật (Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản, Các tổ chức tín dụng), các luật đã cơ bản tháo gỡ các nút thắt, vướng mắc về thủ tục, đất đai… cho nhà ở xã hội, vấn đề là sớm đưa các quy định vào cuộc sống.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng khẩn trương phối hợp để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7/2024, sớm áp dụng các quy định về chính sách ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội (Luật Nhà ở), quyền thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất đai của dự án nhà ở xã hội (Luật Đất đai).

Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước tập trung, ưu tiên xây dựng, trình ban hành các Nghị định hướng dẫn các luật liên quan đến nhà ở xã hội trên tinh thần cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thời gian, chi phí thực hiện dự án nhà ở xã hội, tránh phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội.

cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã h

Luật Nhà ở 2023 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Ảnh: LV 

Bộ Xây dựng chủ trì, thường xuyên đôn đốc, phối hợp các bộ, ngành, địa phương giám sát việc thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Thông báo 123; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước phụ trách việc thu xếp tín dụng cho cả người mua, người bán; khẩn trương chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước lớn chung tay cùng doanh nghiệp, nghiên cứu, xây dựng, cung cấp gói tín dụng cho người mua, mở rộng gói tín dụng, kéo dài thời gian vay lên 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại thông thường; chủ trì, phối hợp các bộ nghiên cứu, hướng dẫn các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thế chấp, vay vốn thực hiện các dự án nhà ở xã hội đơn giản, thuận lợi hơn.

Liên quan đến gói tín dụng cho nhà ở xã hội, TS. Lê Xuân Nghĩa - Ủy viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, cho rằng: "Gói 125.000 tỷ đồng do các ngân hàng thương mại đề xuất hỗ trợ thị trường bất động sản nói chung, trong đó có hỗ trợ xây dựng nhà ở thương mại, chứ họ không có trách nhiệm gì cung cấp vốn cho thị trường bất động sản". Cũng theo TS Lê Xuân Nghĩa: "Cần phải thiết kế 1 gói hỗ trợ mới, phải làm cho bài bản".

Thực tế các quốc gia đều thành lập Quỹ nhà ở xã hội và đưa ra những chính sách rõ ràng, quy định cụ thể về mục đích và chức năng của quỹ dành cho nhà ở xã hội; nguồn vốn (chủ yếu từ ngân sách). Ngoài ra còn có nhiều loại quỹ, từ các nguồn vốn xã hội hóa khác để hỗ trợ người dân mua nhà ở.

Ông Nghĩa dẫn chứng, ở Singapore lãi suất phải do Chính phủ đề ra. Ai là công dân của nước này được quyền mua nhà ở và vay mua tại ngân hàng; kỳ hạn vay cực kỳ hấp dẫn từ 30 - 36 năm, lãi suất người mua phải trả là 2%/năm, phần lãi chênh còn lại do Chính phủ tài trợ. 

Có thể bạn quan tâm

  • Ngăn trục lợi nhà ở xã hội

    Ngăn trục lợi nhà ở xã hội

    14:00, 19/05/2024

  • Cần giảm tỷ lệ đất xây dựng nhà ở xã hội trong dự án đầu tư nhà ở thương mại

    Cần giảm tỷ lệ đất xây dựng nhà ở xã hội trong dự án đầu tư nhà ở thương mại

    03:00, 18/05/2024

  • Nghiên cứu chuyển các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội

    Nghiên cứu chuyển các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội

    00:10, 18/05/2024

  • Hàng ngàn căn hộ tái định cư bỏ trống, TP.HCM nói khó chuyển sang nhà ở xã hội

    Hàng ngàn căn hộ tái định cư bỏ trống, TP.HCM nói khó chuyển sang nhà ở xã hội

    18:36, 16/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mở rộng gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO