Mong manh hy vọng nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed

DIỄM NGỌC 04/05/2023 05:00

Thị trường đang hồi hộp chờ thông tin từ cuộc họp của Fed và nhiều chuyên gia đã dự đoán, ngay cả khi Fed báo hiệu tạm dừng tăng lãi suất, họ vẫn có thể không cắt giảm lãi suất vào năm 2023.

>>Kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất lần cuối cùng vào tháng 5

Các thị trường gần như đã xác định 100% rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thiết lập mức lãi suất tăng 0,25% sau cuộc họp kéo dài hai ngày. Điều đó sẽ đánh dấu lần tăng thứ 10 kể từ tháng 3/2022, đưa lãi suất vay chuẩn của Fed lên phạm vi mục tiêu là 5% -5,25%.

Không thể phủ nhận, lãi suất cao hơn là công cụ mạnh nhất của Fed để chống lại lạm phát

Không thể phủ nhận, lãi suất cao hơn là công cụ mạnh nhất của Fed để chống lại lạm phát

Tăng lãi suất đã thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế. Các khoản thế chấp, cho vay mua ô tô và thẻ tín dụng,... đều tăng vọt để đáp ứng với lãi suất chuẩn cao hơn của Fed. Trên thị trường việc làm, việc tuyển dụng đã giảm tốc, các tin tuyển dụng sụt giảm và cũng ít người bỏ việc để chuyển sang các vị trí mới.

Lãi suất cao hơn cũng đã tác động đến ngành ngân hàng. Điển hình là Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và First Republic Bank đã thất bại sau khi khách hàng bất ngờ rút tiền do lo ngại về bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Trong trường hợp của SVB, một phần do lãi suất cao hơn khiến các khoản đầu tư của ngân hàng giảm giá trị, dẫn đến thua lỗ và làm dấy lên lo ngại về sự ổn định của ngân hàng đối với người gửi tiền.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, lãi suất cao hơn là công cụ mạnh nhất của Fed để chống lại lạm phát. Các nhà kinh tế cho biết, lạm phát đã giảm từ mức 9,1% hàng năm vào tháng 6/2022 - mức cao nhất trong 40 năm xuống còn 5% vào tháng 3/2023.

Fed liệu đã có thể thở phào cũng là câu hỏi lớn đối với các nhà kinh tế, đặc biệt khi có những dấu hiệu suy yếu đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, vốn đặc biệt nhạy cảm với việc tăng lãi suất.

Tiêu biểu nhất là First Republic Bank đã chao đảo trong nhiều tuần trước khi bị  cơ quan quản lý kiểm soát vào ngày 1/5, sau đó họ phải chấp nhận “bán mình” cho gã khổng lồ ngân hàng JPMorgan Chase gần như toàn bộ tài sản. First Republic Bank bị suy yếu bởi dòng tiền gửi ồ ạt chảy ra, do lo ngại về sức mạnh tài chính suy yếu.

Sau sự sụp đổ này, thị trường càng trở nên lo lắng về hiệu ứng "lây lan", nhất là với các ngân hàng nhỏ hơn, những ngân hàng phải chịu nhiều rủi ro đối với tiền gửi không được bảo hiểm, khiến họ dễ bị rút tiền hơn. Trong khi đó, lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.

Với những xu hướng mâu thuẫn đó, các nhà đầu tư, các nhà kinh tế đang hồi hộp chờ đợi bình luận từ Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sau cuộc họp ngày thứ Tư, để dự đoán những gì có thể xảy ra tiếp theo đối với lãi suất.

>>FED chưa thể ngừng tăng lãi suất

Nhà kinh tế David Mericle của Goldman Sachs lưu ý trong một báo cáo: “Sau tháng 5, chúng tôi kỳ vọng FOMC sẽ giữ lãi suất ổn định trong thời gian còn lại của năm, nhưng còn tùy thuộc nhiều vào mức độ căng thẳng của ngân hàng ảnh hưởng đến nền kinh tế”.

Fed liệu đã có thể thở phào cũng là câu hỏi lớn đối với các nhà kinh tế, đặc biệt khi có những dấu hiệu suy yếu đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, vốn đặc biệt nhạy cảm với việc tăng lãi suất

Fed liệu đã có thể thở phào cũng là câu hỏi lớn đối với các nhà kinh tế, đặc biệt khi có những dấu hiệu suy yếu đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, vốn đặc biệt nhạy cảm với việc tăng lãi suất

Một số chuyên gia cũng không chắc chắn rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách, đặc biệt khi lạm phát vẫn cao hơn mức mà ngân hàng trung ương mong muốn. Vì vậy, ngay cả khi Fed báo hiệu tạm dừng tăng lãi suất, họ vẫn có thể không cắt giảm lãi suất vào năm 2023.

Joe Davis, chuyên gia kinh tế trưởng của Vanguard dự báo: “Fed sẽ phụ thuộc nhiều vào dữ liệu. Họ muốn duy trì sự ổn định tài chính, đồng thời thắt chặt các điều kiện tài chính để giảm lạm phát. Quan điểm của chúng tôi là, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất vào năm 2023".

Nhà kinh tế học Andrew Hollenhorst của Citigroup cho biết, hầu hết các quan chức Fed có vẻ không thoải mái khi chu kỳ tăng lãi suất đã kết thúc. Cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed sẽ diễn ra trong sáu tuần nữa, vào ngày 13-14/6 và báo cáo giá tiêu dùng tháng 4 sẽ đến hạn trong một tuần nữa, vào ngày 10/5.

“FOMC thừa nhận tác động kinh tế vĩ mô chưa đáng kể từ việc thắt chặt tín dụng, khiến tiềm năng về việc tăng lãi suất có thể tiếp tục được cân nhắc. Đặc biệt khi dữ liệu gần đây không được an ủi về việc kiểm soát lạm phát”, Hollenhorst cho biết thêm.

Đến hiện tại, các nhà phân tích vẫn kỳ vọng hệ thống ngân hàng sẽ tránh được bất kỳ sự cố ngân hàng lớn nào nữa và các vấn đề tại Silicon Valley Bank, Signature Bank hay First Republic Bank là vấn đề duy nhất của mỗi ngân hàng.

Theo SCMP đưa tin, các ngân hàng hạng trung khác cũng đã bị rút một lượng lớn tiền gửi và buộc phải vay từ các chương trình liên bang để củng cố bảng cân đối kế toán của họ, nhưng không ngân hàng nào bị ảnh hưởng nặng nề như First Republic Bank.

Cụ thể, Comerica Bank, công ty con của Comerica Incorporated - một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Dallas cho biết, tiền gửi đã giảm 3,7 tỷ USD sau ngày 9/3 và công ty đã vay 13 tỷ USD từ các chương trình liên bang để có thêm một khoản đệm lớn hơn mức bình thường.

Cổ phiếu của Comerica Bank đã giảm 37% trong tuần sau khi Ngân hàng Thung lũng Silicon thất bại, nhưng vẫn ổn định kể từ đó. Đến ngày 1/5, cổ phiếu đã giảm tiếp gần 2%. Cũng trong ngày 1/5, cổ phiếu của hầu hết các ngân hàng hạng trung đã giảm với mức giảm vừa phải so với mức thua lỗ hai con số của nhiều ngân hàng trong ngày 13/3.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất lần cuối cùng vào tháng 5

    05:00, 29/04/2023

  • FED chưa thể ngừng tăng lãi suất

    03:00, 16/04/2023

  • FED, biến số cung dầu và câu chuyện tỷ giá

    05:00, 10/04/2023

  • Kỳ vọng Fed nới lỏng định lượng, dòng tiền tiếp tục chảy vào Bitcoin

    05:00, 31/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mong manh hy vọng nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO