Công ty khởi nghiệp Swiggy chính thức thông báo sa thải 380 nhân viên với mục tiêu hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong bối cảnh điều kiện kinh tế vĩ mô đầy thách thức.
Startup này đã chính thức tham gia cùng khoảng 20 công ty khởi nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng phải sa thải nhân viên trong năm 2023 đang diễn ra.
>>Làn sóng sa thải tấn công lĩnh vực công nghệ của Bắc Mỹ
Sriharsha Majety, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Swiggy cho biết, startup này là một nền tảng giao hàng thực phẩm và tạp hóa từng có khoảng 6.000 lao động nhưng khó khăn về kinh tế vĩ mô và tốc độ tăng trưởng chậm lại trong hoạt động kinh doanh giao đồ ăn là một trong những lý do của việc sa thải này.
Mặc dù dự trữ tiền mặt về cơ bản cho phép Swiggy có vị trí tốt để vượt qua các hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng do một số lý do đã khiến startup này không thể biến điều này thành một cái nạng và để đảm bảo cho các chiến lược lâu dài đã buộc Swiggy phải sa thải nhân viên. Việc tuyển dụng quá mức của Swiggy là trong những phán đoán kém hiệu quả của Swiggy, Sriharsha Majety chia sẻ.
>>Bị sa thải và được nhận ngay lại vào công ty trong vòng… 24 tiếng
Năm 2021, do nhu cầu tăng đột biến trong đợt dịch bệnh thứ hai, hoạt động kinh doanh giao đồ ăn của Swiggy có sự tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, Swiggy cũng từng đạt được thành công ban đầu khá mạnh mẽ từ Instamart. Với một số niềm tin chắc chắn về tương lai, Swiggy đã đầu tư vào việc xây dựng đội ngũ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của Instamart tại các danh mục.
Tuy nhiên, với những lo ngại về suy thoái kinh tế vào năm 2022, Swiggy buộc phải nâng cao khả năng sinh lời cho cả hoạt động kinh doanh giao đồ ăn cũng như Instamart, dịch vụ thương mại nhanh của mình. Một trong những lý do đằng sau điều này là tốc độ tăng trưởng chậm lại của hoạt động kinh doanh giao đồ ăn, đó là hoạt động kinh doanh bánh mì và bơ của Swiggy.
Prosus, một trong những nhà đầu tư vào Swiggy, chia sẻ trong báo cáo của mình rằng, hiện công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm này từng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh giao đồ ăn của mình, ghi nhận mức tăng 38% trong 6 tháng đầu năm 2022. Tổng giá trị hàng hóa hoặc tổng doanh thu của Swiggy tăng 40% trong giai đoạn này lên 1,3 tỷ USD, trong khi đối thủ của startup này là Zomato chỉ đạt tổng doanh thu là 1,6 tỷ USD trong cùng kỳ.
Tuy nhiên, khoản lỗ của Swiggy cũng tiếp tục tăng, startup này đã báo cáo khoản lỗ ròng 3.629 crore trong năm tài chính 2022, tăng hơn gấp đôi so với 1.617 crore trong năm tài chính 2021. Startup này được cho là đang chuẩn bị cho đợt chào bán công khai lần đầu trị giá 1 tỷ USD.
>>Công ty khởi nghiệp Ruangguru sa thải hàng trăm nhân viên
Những lo ngại về suy thoái kinh tế đã khiến các công ty khởi nghiệp sa thải hàng nghìn nhân viên trong những tháng gần đây. Ví dụ như, công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục Byju's, GoMechanic, ứng dụng gọi xe Ola và nền tảng video ShareChat…. cũng thông báo đã sa thải nhân viên trong 6 tháng qua.
Đại diện Swiggy chia sẻ, sẽ cung cấp cho những nhân viên bị sa thải khoản thanh toán tối thiểu trong ba tháng hoặc thời hạn thông báo có thể kéo dài thêm 15 ngày trở lên, dựa trên nhiệm kỳ của họ trong Swiggy.
Năm 2023, mới bước sang tuần thứ ba, đã chứng kiến hơn 1.500 nhân viên bị các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ sa thải. Đầu tuần này, gã khổng lồ công nghệ Microsoft Corp và Amazon.com Inc cho biết họ sẽ lần lượt sa thải 10.000 đến 18.000 nhân viên, trong khi Meta công bố quyết định cắt giảm 11.000 việc làm. Hiện các vòng tài trợ được hỗ trợ bởi các công ty đầu tư mạo hiểm cũng dần chậm lại so với một bom tấn năm 2021.
Có thể bạn quan tâm