Mường La: Cần cuộc "lột xác" về sản phẩm du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Phát huy giá trị lễ hội hoa Sơn Tra và các sản phẩm du lịch đặc trưng của Mường La để hướng đến sự phát triển bền vững và nâng tầm lễ hội tầm quốc gia.

>> Hoa sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Cao Cường – CEO & Founder của The Lover Hill Nậm Nghiệp với Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp.

- Ngày hội hoa Sơn Tra tạo cơ hội để Mường La tăng cường, mở rộng, kết nối giao lưu với các huyện, tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp để cùng liên kết, khai thác du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thưa ông?

Có thể thấy, hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền đất nước đã đến với Ngọc Chiến, Mường La trong những ngày Lễ hội Hoa Sơn Tra vừa qua đã cho thấy bà con cả nước rất yêu mến Mường La, rất yêu thích cảnh vật, rất ấn tượng với tỉnh cảm chân thành của con người nơi đây.

Nhưng rồi, hết hội rồi sẽ ra sao? Hoặc hết mùa hoa táo rồi sẽ thế nào? Bài toán phát triển kinh tế văn hóa xã hội của bản, của xã của huyện sẽ đi như thế nào đây? Đó là bài toán lớn của các cấp ủy chính quyền. Nhưng đồng bào nhân dân thì có thể làm gì để cùng ban ngành các cấp phát triển kinh tế địa phương sau mùa lễ hội?

Nhiều du khách

Nhiều du khách yêu mảnh đất Mường La, yêu con người và cảnh vật của nơi này

Tôi cho rằng, trước hết phải khẳng định tư duy phát triển. Mường La có một thế mạnh lớn khi sở hữu khu vực địa lý độc đáo và điển hình cho phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên văn hóa đa sắc tộc tạo cho vùng đất này có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng gắn với lợi thế về rừng Sơn Tra.

Tôi được biết, Mường La đã có chiến lược xây dựng Ngọc Chiến trở thành xã trọng điểm về du lịch của huyện; tập trung phát triển du lịch văn hóa cộng đồng tại các bản có rừng Sơn Tra và suối nước khoáng nóng; du lịch sinh thái, trải nghiệm cảnh quan Nhà máy thủy điện Sơn La và lòng hồ thủy điện, đồn Pom Pát, suối nóng Hua Ít, rừng cao su bản Phiêng Tìn... từng bước kết nối giữa các vùng thành tuyến du lịch trong tỉnh và hình thành các tuyến du lịch và các Tour Ít Ong - Chiềng Lao - Than Uyên (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai) và thị trấn Ít Ong - Ngọc Chiến - Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ (Yên Bái).

Mường La là vị thế chiến lược tạo vòng cung du lịch mới của Tây Bắc

Mường La là vị thế chiến lược tạo vòng cung du lịch mới của Tây Bắc

>>Sức quyến rũ từ bản Lô Lô Chải

- Nhưng, Mường La sẽ phải giải quyết vấn đề bảo tồn và phát triển như thế nào, thưa ông?

Nói cho đến tận ngọn nguồn thì việc phát triển được du lịch hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào định hướng bám rừng Sơn Tra. Trong khi đó, toàn bộ các khu vực có rừng Sơn Tra đều là những khu vực đang thuộc quy hoạch rừng sản xuất, rừng phòng hộ...

Nếu ưu tiên bảo tồn rừng mà không có phương án khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả thì sẽ không thể có sản phẩm du lịch độc đáo, khó thu hút được lượng khách du lịch chịu chi tiêu nhiều, như các loại hình nghỉ dưỡng cao cấp, sinh thái,... Nếu ưu tiên phát triển du lịch mà không có giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển rừng thì chắc chắn sẽ đi vào ngõ cụt giống như rất nhiều địa phương khác đang phải trả giá, khi du khách chỉ đến 1 lần rồi đi

Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ rừng

Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ rừng để hướng đến phát triển bền vững

Việc này, đòi hỏi cấp ủy chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện phải thật sự quyết tâm đưa ra định hướng sớm để thảo luận rộng rãi trong giới chuyên môn và chọn được một hướng đi bền vững.

- Vậy hành động cụ thể cho các vấn đề được nói nên ra sao, thưa ông?

Trong khi vẫn đang chuẩn bị những bước đi căn cơ, vĩ mô với một tâm thế vững chắc để đảm bảo phát triển bền vững, thì Mường La cũng cần song hành những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc “lột xác” về sản phẩm du lịch.

Một tầm nhìn lớn, với sự nghiên cứu đầy đủ để đảm bảo phát triển hài hòa giữa bảo tồn và phát triển chắc chắn là chìa khóa quan trọng nhất để đảm bảo phát triển hài hòa. Trong đó trọng tâm là quy hoạch phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn tự nhiên tại các khu vực có rừng thuộc các bản, các xã có điều kiện phát triển du lịch. Nếu công tác quy hoạch không đi sớm, đi trước thì Mường La sẽ lại gặp những trở ngại như các địa phương khác đã có bài học nhãn tiền.

Cần một

Mường La cần một sự chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc “lột xác” về sản phẩm du lịch (Nguồn ảnh: Internet)

Tầm nhìn lớn này trên thực tế đang được hiện thực hóa từng bước, trong đó có những nỗ lực liên kết vùng địa phương đang triển khai khá hiệu quả trong thời gian qua. Đó chính là việc bắt tay nhau giữa các địa phương của hai tỉnh như Sơn La và Yên Bái.

Cùng với công tác quy hoạch, huyện và cấp xã cũng phải rất chủ động vận động bà con các thôn bản, các dân tộc phát huy thế mạnh để khai thác các sản phẩm du lịch đang hiện hữu, những sản phẩm cụ thể, những bước đi ngay trước mắt. Ví dụ như du lịch dã ngoại, leo núi, cắm trại dựa trên lợi thế tự nhiên của các đỉnh núi thuộc Ngọc Chiến, Chiếng Công, Chiềng Ân; Khai thác du lịch khám phá trải nghiệm đời sống đồng bào như tìm hiểu văn hóa người Thái, người La Ha ở các bản Phày, bản Lướt, Nà Tâu… Hay là khai thác du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với các dòng suối Chiến, suối khoáng nóng.v.v...

Khai thác

Khai thác du lịch khám phá trải nghiệm đời sống đồng bào như tìm hiểu văn hóa người Thái, người La Ha (Nguồn ảnh: Internet)

Những bước đi cụ thể cũng đã và đang được các xã, huyện triển khai rất thiết thực trong thời gian vừa qua, như: tập huấn cho bà con học cách đón tiếp khách, học nấu ăn, học cách cải tạo chỗ ở, chỗ tắm, chỗ đi vệ sinh; rồi làm đường làng ngõ xóm sạch đẹp...Tất cả những hành động cụ thể này đều rất cần thiết và phải thực hiện thường xuyên để tạo hiệu ứng lây lan mạnh mẽ, giúp bà con các thôn bản có được một quán tính mới trong việc đón khách.

- Việc ứng dụng công nghệ để xây dựng và bảo tồn bền vững giá trị vốn có, phát huy các nguồn lực xã hội nên được phát huy ra sao, thưa ông? 

Trong bối cảnh kinh tế số, xã hội số đang phát triển mau lẹ như hiện nay, nếu chúng ta không tận dụng triệt để các nền tảng công nghệ truyền thông hiện đại để mở rộng nguồn lực; để tìm kiếm giải pháp từ các nguồn lực xã hội, thì rõ ràng chúng ta đang bị tụt hậu.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều địa phương trên cả nước đã tận dụng rất tốt các nguồn lực số để quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư. Ví dụ như thôn Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang; hoặc huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu. Vậy chúng ta sẽ cần những nguồn lực xã hội hóa?

Bà con Nậm Nghiệp đang bước đầu học làm du lịch cùng những người chọn mảnh đất này để

Bà con Nậm Nghiệp đang bước đầu được học làm du lịch để phát huy tối đa nguồn lực địa phương

Tôi cho rằng, trước hết, đó là nguồn lực trí tuệ của cộng đồng. Những diễn đàn mở trên mạng xã hội, nơi mà các chuyên gia tất cả các lĩnh vực có thể đóng góp một cách không giới hạn về trí tuệ cho chúng ta, đó chính là nguồn lực đầu tiên. 

Mặt khác, đó là nguồn lực vật chất. Nguồn lực này có thể đến từ những dự án xã hội rất nhỏ, như xây dựng điểm trường, xây dựng thư viện, xây cầu cống, làm đường.v.v... Nguồn lực này cũng có thể là chìa khóa để chúng ta thực hiện xây dựng các quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch.

Bên cạnh đó là nguồn lực tài chính đến từ các nhà đầu tư. Thiếu nguồn lực này, sẽ rất khó có thể tạo ra được những sản phẩm du lịch chất lượng cao.

Xin cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mường La: Cần cuộc "lột xác" về sản phẩm du lịch tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714024150 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714024150 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10