Mỹ và chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng (Kỳ I): Đâu là nguồn cơn?

TRƯỜNG ĐẶNG 01/09/2023 04:00

Các nhà hoạch định chính sách ở Washington đang tìm mọi cách để dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước thân thiện.

Mỹ và những người bạn đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc

Mỹ và các đối tác đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc

Mắc kẹt ở Trung Quốc

Tháng 3/2023, giữa lúc tranh cãi về khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay sang Mỹ chưa nguôi ngoai, một loạt các lãnh đạo công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ bất ngờ tới Bắc Kinh.

>> “Cuộc chiến nảy lửa” đất hiếm (Kỳ III): Giành giật trên Mặt Trăng- hậu quả khôn lường

Từ Elon Musk (Chủ tịch Tesla), Bill Gates hay Tim Cook (Apple) hay lãnh đạo hãng chip Qualcomm, tất cả đều đã lần lượt tới gặp các quan chức hàng đầu của Trung Quốc nhằm tìm kiếm lại cơ hội kinh doanh khi nền kinh tế số 2 thế giới mở cửa.

Động thái đó cho thấy một điều: ảnh hưởng của Bắc Kinh tới ngành công nghệ Mỹ là quá to lớn.

Năm 2018 được cho là thời điểm Washington bắt đầu khởi động quá trình tách khỏi Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump. Lo ngại sự phụ thuộc quá mức vào nguồn cung của Bắc Kinh trong ngành công nghệ (thậm chí cả trong lĩnh vực quân sự và tối mật), chính quyền Mỹ đã áp đặt loạt hạn chế đối với việc tiếp cận công nghệ tiên tiến của Mỹ.

Thế nhưng sau 5 năm, dường như người Mỹ vẫn mắc kẹt tại Trung Quốc. Nikkei Asia chỉ ra 17/100 công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc trong năm 2022. Thậm chí, một số công ty còn phụ thuộc nhiều hơn, như Apple và Tesla.

Quả thật, bất chấp các chính sách đối đầu, tổng thương mại song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đạt mức kỷ lục 690 tỷ USD vào năm ngoái, với xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng 28% trong giai đoạn 2018-2022. Trong khi đó, nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ lên tới 538,8 tỷ USD, chỉ thấp hơn mức kỷ lục của năm 2018.

Chênh lệch về năng lực đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc là rất lớn

Chênh lệch về năng lực đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc là rất lớn

Ông Fu Fangjian, Phó giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Lee Kong Chian, Đại học Quản lý Singapore, cho biết: “Trung Quốc hiện nay là thị trường duy nhất không thua kém gì thị trường nội địa Hoa Kỳ đối với các công ty công nghệ cao. Trong khi chính phủ Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn sự tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ cao, thì các công ty công nghệ cao ở Mỹ lại khó có thể sống thiếu thị trường Trung Quốc”.

Theo ông Ethan Kar, CEO tập đoàn MAGNET, Mỹ phụ thuộc đến 90% nguồn cung từ Trung Quốc trong các mặt hàng dược phẩm và nguyên liệu thô quan trọng “để sản xuất mọi thứ”, từ điện thoại thông minh đến tấm pin mặt trời…

Đặc biệt quan trọng trong đó là đất hiếm – nơi Trung Quốc nắm trong tay hơn 90% nguồn cung và năng lực xử lý trên toàn cầu. Đến mức Chủ tịch tập đoàn quốc phòng Raytheon, Gregory Hayes, phải thừa nhận trước Quốc hội Mỹ: “Hơn 95% nguyên liệu hoặc kim loại đất hiếm bắt nguồn hoặc được xử lý tại Trung Quốc, không có lựa chọn nào khác”.

>>“Cuộc chiến nảy lửa” đất hiếm (Kỳ II): Cuộc tranh giành Mỹ - Trung

Friend- shoring trở thành một giải pháp

Khi các chiến lược “giảm thiểu rủi ro” hay “tách rời” không thể giải quyết rốt ráo khúc mắc này, vai trò của các quốc gia thân thiện đã trở nên ngày một quan trọng với Mỹ.

Cuối năm 2022, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố “Việc từ bỏ phương thức thương mại chỉ chạy theo chuỗi cung ứng rẻ nhất là điều rất quan trọng… Hướng tiếp cận friendshoring (dịch chuyển chuỗi cung ứng) của chính quyền Biden nhằm mục đích kết nối sâu sắc hơn nền kinh tế Mỹ với nhiều đối tác thương mại đáng tin cậy…và xây dựng chuỗi cung ứng đủ chắc chắn nhằm giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế Mỹ”.

Friendshoring có thể là một giải pháp cho Mỹ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Friendshoring có thể là một giải pháp cho Mỹ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Điều đó hoàn toàn dễ hiểu khi Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoán hơn trong việc vũ khí hóa nguồn cung thiết yếu cho ngành công nghệ tương lai mà nước này đang kiểm soát. Tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh đã chính thức cấm xuất khẩu 2 hợp chất thiết yếu, Gali và Gecmani, đe dọa đình trệ cả ngành sản xuất công nghệ cao của Washington.

Tương tự như “nearshoring” - đưa hoạt động sản xuất về gần nhà hơn, cả hai chính sách đều nhằm mục đích tăng cường an ninh thương mại. Dù có nhiều kinh tế gia cảnh báo về thiệt hại kinh tế khổng lồ, những người ủng hộ ở Washington cho rằng cái giá phải trả là xứng đáng để giảm bớt sự phụ thuộc của các quốc gia vào các thế lực thù địch.

Lập luận đó dường như đang chiếm ưu thế sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt để cố gắng buộc EU rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine vào năm 2022, cũng như những đòn đánh ngày một nặng tay của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Thượng đỉnh BRICS bắn tín hiệu gì cho Mỹ và phương Tây?

    Thượng đỉnh BRICS bắn tín hiệu gì cho Mỹ và phương Tây?

    04:14, 30/08/2023

  • Bộ trưởng Thương mại Mỹ

    Bộ trưởng Thương mại Mỹ "ra tay" hoá giải xung đột với Trung Quốc

    03:30, 29/08/2023

  • “Cuộc chiến nảy lửa” đất hiếm (Kỳ II): Cuộc tranh giành Mỹ - Trung

    “Cuộc chiến nảy lửa” đất hiếm (Kỳ II): Cuộc tranh giành Mỹ - Trung

    04:30, 24/08/2023

  • Vì sao Mỹ tăng cường chính sách tiếp cận với Đông Nam Á?

    Vì sao Mỹ tăng cường chính sách tiếp cận với Đông Nam Á?

    03:30, 27/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ và chiến lược dịch chuyển chuỗi cung ứng (Kỳ I): Đâu là nguồn cơn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO