Hàng may mặc tiếp tục là ngành hàng chủ đạo giúp TNG ghi nhận doanh thu lũy kế 4 tháng đầu năm 2022 đạt 1.809,5 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.
>> Ngành dệt may "minh chứng” cho sức sống mãnh liệt của doanh nghiệp Việt Nam
Theo báo cáo tài chính doanh thu tháng 4/2022 vừa công bố, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX:TNG) đạt doanh thu 551,2 tỷ đồng, tăng tương ứng 52% so với tháng 4/2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 1.809,5 tỷ đồng, tăng 42% so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù quý I/2022 các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid, nhưng TNG vẫn đạt doanh thu 1.258 tỷ đồng tăng 38% so với kỳ cùng quý I/2021, với mức tăng tương ứng là 347,3 tỷ đồng. Trong đó tổng doanh thu tháng 3/2022 TNG đạt 412,85 tỷ đồng tăng 85,6 tỷ đồng so với kỳ cùng nhờ lợi thế xuất khẩu các mặt hàng may mặc.
Về cơ cấu, doanh thu xuất khẩu của TNG chiếm 98,12% và doanh thu nội địa chiếm 1,88%. Xét về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu trọng yếu của TNG với tỷ trọng chiếm tới 55,23%, đứng thứ 2 là thị trường EU với tỷ trọng doanh thu đạt 40,32%, Nga với tỷ trọng 3,15%, còn lại là đến từ các thị trường khác.
Riêng trong tháng 4, doanh thu của TNG đạt 551,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 52% so với tháng 4/2021. Năm 2022, TNG đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.990 tỷ đồng, lãi sau thuế 279 tỷ đồng; lần lượt tăng 10% và 20% so với thực hiện 2021.
Trong năm 2022, TNG đặt ra các mục tiêu sản xuất kinh doanh với mức doanh thu 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 280 tỷ đồng, tương đương tăng 10% doanh thu và 21% lợi nhuận sau thuế so với năm 2021.
Theo lãnh đạo TNG, để đạt được mục tiêu đã đề ra công ty sẽ tập trung các giải pháp như: Đầu tư ứng dụng máy móc - thiết bị, tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, tiếp tục nâng cấp phần mềm để phục vụ cho công tác quản trị và điều hành công ty giúp tiết kiệm giảm thiểu chi phí quản lí, tiến tới bán phần nềm cho các đơn vị trong nghành may.
Song song với kế hoạch đầu tư mở rộng các nhà máy sản xuất, TNG tiếp tục mở rộng thị trường hướng tới các khách hàng là các nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới. Ngoài các sản phầm cốt lõi, năm 2022 TNG tích cực đa dạng hóa các dòng sản phẩm khác như: Lều, găng tay, balo... nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Về đơn hàng TNG tập trung khai thác các khách hàng FOB, ODM và khai thác thêm các kênh bán hàng Online qua Amazon, Alibaba ….
>>Doanh nghiệp dệt may chuyển đổi số thích ứng "bình thường mới"
Mục tiêu này được xây dựng từ thế mạnh ngành lõi là hàng may mặc xuất khẩu, trong các năm từ 2022 - 2023, các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 cũng dự kiến đưa vào hoạt động với thêm 42 chuyền may mới.
Tại Đại hội cổ đông vừa qua TNG đã thông qua các tờ trình và báo cáo trình ĐHĐCĐ năm 2022 nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao từ các cổ đông. Hiện tại các đơn hàng của TNG đã nhận đến hết quý III/2022.
Không chỉ có thời trang may mặc, TNG còn có khoản thu khác từ mảng xây dựng bất động sản với các dự án thuộc phân khúc như; đất công nghiệp, căn hộ chung cư, đất ở…
Về đầu tư BĐS, TNG đã lấn sân sang mảng này từ năm 2018 với các dự án chung cư, TNG Village 1 gồm 186 căn hộ tọa lạc tại trung tâm thành phố Thái Nguyên đã đi vào hoạt động và lấp đầy 96%. Hiện tại TNG đang triển khai Dự án TNG Village 2 với quy mô 28 tầng gồm 605 căn hộ phục vụ cho 1400 cư dân sinh sống. Bên cạnh đó, TNG cũng đang lên kế hoạch đầu tư kinh doanh bất động sản tại hai khu đất là Việt Đức và Việt Thái - TP Thái Nguyên.
Quý VI năm 2022, dự kiến TNG sẽ có nguồn thu chính thức đối với loại hình bất động sản khu công nghiệp. Đó là Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 toạ lạc tại xã Sơn Cẩm, H.Phú Lương, Tp Thái Nguyên, có quy mô 70.58ha với thời hạn cho thuê đất tới 50 năm. Dự án này nằm ở vị trí có hệ thống giao thông khá thuận tiện, có khả năng đáp ứng yêu cầu cao của nhà đầu tư thứ cấp.
Nhằm định hướng cơ cấu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị TNG quyết định tách mảng BĐS cho Công ty TNHH Một thành viên TNG Eco Green quản lý, điều hành giúp doanh nghiệp tập trung phát triển nguồn vốn hiệu quả cho lĩnh vực này. Việc tách mảng BĐS bằng quyền phát triển dự án bất động sản cho Công ty TNHH Một thành viên TNG Eco Green sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính cho công ty con, chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng khả năng huy động vốn, đồng thời thuận lợi trong việc phát triển các dự án trong tương lai của TNG.
Về dòng tiền, với các dự án BĐS mới TNG sẽ thu xếp vốn cho từng dự án như: đồng hành cùng các Ngân hàng, phát hành trái phiếu riêng lẻ cho từng dự án, hoặc hợp tác liên doanh liên kết với các công ty khác...
Theo lộ trình phát triển, mục tiêu quý VI năm 2022 công ty sẽ mở bán và lấp đầy Cụm công nghiệp Sơn Cẩm, Khu đô thị Đại Thắng, Khu đô thị Hồng Tiến, Tòa nhà TNG Landmark...
Như vậy không khó để thấy, tiềm năng nội tại của TNG, với nguồn thu BĐS vào quý VI cuối năm đã nằm trong hạch toán sẽ là nguồn lực giúp TNG mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác.
Có thể bạn quan tâm
Ngành dệt may "minh chứng” cho sức sống mãnh liệt của doanh nghiệp Việt Nam
15:21, 08/02/2022
“Vực” ngành dệt may, da giày sau “bão” dịch
03:30, 29/01/2022
Doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc dồi dào đơn hàng
01:00, 22/05/2021
Dệt may Việt Nam phục hồi theo nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ và EU
04:00, 06/12/2021
Doanh nghiệp dệt may chuyển đổi số thích ứng "bình thường mới"
04:00, 29/04/2022