Nam Á: Làn sóng quay lưng với BRI của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Sáng kiến "Vành đai và Con đường (BRI) vốn được kỳ vọng sẽ phát triển hạ tầng, đặc biệt cho khu vực Nam Á. Nhưng nhiều quốc gia đang dần quay lưng khi nhận ra “bẫy nợ" ngọt ngào

Ròng rã trong khoảng ba tháng, đội ngũ cố vấn của Tổng thống Maldives, Ibrahim Solih đã nhóm họp trong một tòa nhà bên bờ biển ở Male, rà soát núi tài liệu để trả lời một câu hỏi cấp bách: chính xác, quốc gia vốn được mệnh danh là nhỏ nhất của vùng Ấn Độ Dương này đang nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền?

Từ sự quay lưng của Maldives

Sau nhiều năm thu hút các quốc gia tại khu vực Nam Á vào vòng xoáy các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nằm trong BRI, Trung Quốc đã bắt đầu gặp phải những trở ngại thực sự.

Rất nhiều quốc gia trở nên cảnh giác hơn khi nhận ra các bẫy nợ của sáng kiến trị giá hàng trăm tỷ USD này, thậm chí rất nhiều quốc gia đã gửi các tín hiệu tới Bắc Kinh rằng họ sẽ không còn tham gia vào sáng kiến phát triển hạ tầng này nữa.

Tại Maldives, sự nghi ngờ bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ ngoại giao giữa Đại sứ Trung Quốc Zhang Lizhong và Cựu Chủ tịch Mohamed Nasheed - hiện là cố vấn cho Tổng thống Solih.

Việc này xảy ra một vài tuần trước khi Solih nhậm chức vào tháng 11/2018 vừa qua, sau chiến thắng bất ngờ của ông trước Tổng thống đương nhiệm Abdulla Yameen - vốn được biết đến như một nhà lãnh đạo với chính sách thân Trung Quốc.

Chính phủ Maldives đang điều tra các thỏa thuận dẫn đến cầu Sinamale do Trung Quốc tài trợ, ban đầu được gọi là Cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives.

Chính phủ Maldives đang điều tra các hợp đồng xây dựng cầu Sinamale do Trung Quốc tài trợ, ban đầu được gọi là "Cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives".

Theo phía Maldives, trong buổi gặp gỡ đó, Đại sư Zhang đã trình bày về những chính sách sắp tới của Trung Quốc, cùng với một lưu ý rằng Maldives hiện đang nợ Trung Quốc 3,2 tỷ USD - nhiều gấp đôi khoản vay trị giá 1,3 tỷ USD từ Trung Quốc theo sổ sách chính thức của quốc đảo xinh đẹp này.

Đáp lại những tuyên bố từ phía Maldives, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ toàn bộ thông tin trên và gọi đó là câu chuyện "không trung thực". Và dù những thông tin trên đúng hay không, thì đó cũng là những con số đáng kinh ngạc cho một nền kinh tế chỉ có GDP 3,6 tỷ USD.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định số tiền nợ thực sự, Tổng chưởng lý Maldives, ngày 29/1 tuyên bố chính phủ quốc gia này đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ nước ngoài để có thể kiểm tra chính xác các hồ sơ, giấy tờ vay nợ của họ.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Maldives đã thành lập lực lượng đặc nhiệm của riêng mình để điều tra các hợp đồng được ký bởi cựu Tổng thống Yameen - vốn đang bị vướng vào những cáo buộc tham nhũng.

Đến làn sóng cảnh giác với Trung Quốc tại Nam Á.

Tại Pakistan - nơi tập trung rất nhiều dự án thuộc BRI, những cuộc xung đột, những cuộc nổi dậy nổ ra khắp đất nước khi người dân biết được về khoản nợ đã tăng hàng tỷ USD so với dự kiến.

Tại quốc gia láng giềng Bangladesh, đang tồn tại những cơn sóng ngầm khi người dân bắt đầu nhận thức rõ hơn về sự bất ổn đối với khoản cam kết trị giá 24 tỷ USD - nhưng chưa được giải ngân - cho các dự án nằm trong BRI. Theo một số nguồn tin, Ấn Độ đã cảnh báo Dhaka cần thận trọng về những khoản vay từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, những vấn đề tại Pakistan mới là điều đáng lo nhất. Thủ hiến vùng Balochistan Jam Kamal đã sửa đổi luật nhằm đóng băng hoạt động bán đất cho các công ty Trung Quốc tại Gwadar.

Gwadar là một thành phố cảng thuộc Pakistan, đồng thời, là địa điểm khởi đầu cho một loạt dự án cơ sở hạ tầng trị giá 62 tỷ USD thuộc kế hoạch Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan. Những rắc rối bắt đầu từ tháng 12/2018, sau khi chính quyền tỉnh Balochistan biết được thông tin Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan đi qua khu vực này.

Balochistan là vùng dân cư thưa thớt, nghèo nàn nhưng giàu trữ lượng khí đốt, than đá, cũng như khoáng sản đồng, vàng. Chính quyền địa phương cho rằng tài nguyên của Balochistan bị xâm phạm do tham vọng bành chướng của Trung Quốc.

Trung Quốc đã “đổ khá nhiều công sức” vào dự án cơ sở hạ tầng với Pakistan. Mạng lưới đường bộ, đường sắt, các nhà máy điện và một cảng biển nước sâu tại quốc gia Nam Á này sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với Ấn Độ Dương.

Thế nhưng dường như Trung Quốc đã quá tự tin, hoặc quá chủ quan khi không dự đoán mối quan hệ hợp tác với Pakistan có thể thổi bùng các căng thẳng giữa chính quyền trung ương Islamabad và chính quyền địa phương tỉnh Balochistan.

Phó Giám đốc Chương trình Châu Á tại Wilson Center Michael Kugelman, cho biết Pakistan và Trung Quốc phải đảm bảo rằng những địa điểm nhạy cảm như Balochistan, Sindh được bồi thường thông qua việc tạo công ăn việc làm, dịch vụ thiết yếu và các tài nguyên thiên nhiên hưởng lợi từ dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan.

Hiện hữu tại Sri Lanka

Tại Sri Lanka, quốc gia đang bị vướng vào một cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, mà chủ yếu là nợ Trung Quốc. Cuộc bầu cử quốc hội năm 2015 đặt vấn đề đối với 2 dự án lớn liên quan BRI.

Dự án đầu tiên là dự án Cảng Hambantota ở bờ biển phía Nam, trị giá 1,5 tỷ USD. Hiện tại, dự án này đã bị sang chủ sở hữu cho Trung Quốc do chính phủ không đủ khả năng trả nợ. Dự án còn lại là thành phố cảng rộng 269 ha, trị giá 1,4 tỷ USD, được khai hoang từ vùng biển ngoài khơi Colombo.

Việc mất quyền sở hữu tại hai dự án này đã thổi bùng lên làn sóng giận dữ của người dân Sri Lanka. Chính phủ hiện tại đã tận dụng làn sóng giận dữ này để lên nắm quyền bằng cách hứa hẹn giảm bớt sự phụ thuộc của đất nước vào Trung Quốc. Tuy nhiên, những áp lực tài chính đã buộc chính quyền Sri Lanka nới lỏng quan điểm trước đó.

Một cảng biển ở Sri Lanka bị nhượng quyền cho mắc nợ

Một cảng biển ở Sri Lanka bị nhượng quyền cho mắc nợ

Thay vì giảm bớt các khoản vay thì Sri Lankia đang cố gắng kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc bằng cách đa dạng hóa quan hệ với các đối tác khác.

Đầu tháng 1, Colombo công bố kế hoạch hệ thống đường sắt 1,85 tỷ USD được Nhật Bản đầu tư thông qua các khoản vay ưu đãi. Vài tuần sau đó, Ấn Độ cung cấp một bộ tàu mới theo cam kết nâng cấp đường sắt của Sri Lanka thông qua khoản ưu đãi trị giá 1,3 tỷ USD.

Các quan chức Sri Lanka đã lên tiếng phủ nhận những động thái này nhằm ứng phó với Trung Quốc. Theo Bộ trưởng Chiến lược phát triển và Thương mại quốc tế Malik Samarawickrama cho biết những động thái đó “không phải là trở ngại” mà là nỗ lực nhằm mở rộng các nguồn tài trợ của Sri Lanka.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc đã “dụ” Sri Lanka vào các bẫy nợ truyền thống. Trung Quốc đã rót khoảng 9,2 tỷ USD vào Sri Lanka trên danh nghĩa các khoản vay phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo tham tán Luo Chong của Đại sứ quán Trung Quốc tại Colombo cho rằng Trung Quốc đang bị hiểu lầm và “các khoản vay cho cơ sở hạ tầng được tài trợ bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc chỉ có lãi suất 2%”. Tuy nhiên, các nguồn thạo tin cho biết lãi suất các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng bằng với mức lãi suất LIBOR, là 6%.

Đâu là động cơ thực sự?

Theo dịch vụ tư vấn đầu tư Moody, tại châu Á, những dự án thuộc Sáng kiến BRI ngày càng nhiều lên, và khoản tiền Bắc Kinh dành cho dự án này đã vượt xa nguồn tài trợ cho châu Phi.

Trong số 115 quốc gia được tài trợ bởi chương trình này, châu Á chiếm tới 39% giá trị hợp đồng từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2018, cao hơn con số 30% của châu Phi.

Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích của Sáng kiến BRI, nhưng Chính phủ và các doanh nghiệp phương Tây thường có xu hướng đánh giá sự thành công của các dự án sau 5 năm, đã lên tiếng chỉ trích gay gắt Sáng kiến BRI của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Yan Hairong, một học giả chuyên về Sáng kiến BRI tại Đại học Bách khoa Hong Kong nhận định, đối với những dự án lớn, nhiều rủi ro thì nên xem xét lợi tức dự án sau “một hoặc hai thập kỷ, thay vì chỉ xem xét trong một giai đoạn ngắn”.

Đại sứ Luo cũng bày tỏ quan điểm tương tự. “Các dự án này được lên kế hoạch với tầm nhìn lâu dài, qua nhiều thập kỷ”.

Nhiều người hoài nghi cho rằng, bên cạnh lợi nhuận tài chính, Trung Quốc còn tham vọng cả lợi ích chính trị từ các dự án cơ sở hạ tầng. Những nghi ngờ trên không phải không có cơ sở.

Hai nhà thầu Trung Quốc đã rơi vào tầm ngắm của WB do hoạt động kinh doanh không minh bạch. Điều này đã củng cố mối nghi ngờ của nhiều người về mục đích thực sự phía sau các dự án do Trung Quốc tài trợ.

Những sai lầm của các doanh nghiệp Trung Quốc tạo điều kiện cho những người chống tham nhũng gây áp lực lên chính phủ các quốc gia như Maldives, buộc chính quyền phải minh bạch hơn đối với các dự án do Trung Quốc tài trợ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Pakistan cho rằng sự phản đối các dự án Trung Quốc còn lớn hơn nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển.

Theo giới quan sát, Sáng kiến Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan cần thay đổi theo 3 hướng sau: tạo năng lượng, tạo việc làm, đầu tư nước ngoài. Còn đối với các quốc gia liên kết với Sáng kiến BRI, thách thức lớn nhất là giảm thiểu những mặt hạn chế của dự án.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nam Á: Làn sóng quay lưng với BRI của Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711668149 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711668149 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10