Nam Định: Cương quyết thu hồi giấy phép khai thác thủy sản của nhiều tổ chức, cá nhân

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua tỉnh Nam Định quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU. Trong đó cương quyết xử phạt và thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản của nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm khai thác thủy sản.

>>> Nam Định đưa quy mô kinh tế trở thành cực phát triển của Đồng bằng sông Hồng

Từ quyết liệt chống khai thác IUU ...

Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định, hàng năm tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tới các sở, ngành, địa phương ven biển. Trong đó đã giao người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) tại địa phương mình quản lý…

Thời gian qua tỉnh Nam Định quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU. Trong đó cương quyết xử phạt và thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản của nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm khai thác thủy sản (ảnh minh họa)

Thời gian qua tỉnh Nam Định quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU. Trong đó cương quyết xử phạt và thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản của nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm khai thác thủy sản (ảnh minh họa)

Giao Sở NNPTNT Nam Định chủ trì phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân về các quy định của Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, từng bước thay đổi tư duy và tập quán khai thác, hướng tới nghề cá có trách nhiệm, hiệu quả, bền vững, góp phần cùng cả nước nhanh chóng tháo gỡ thẻ vàng của EC.

Theo bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết, thời gian qua, các lực lượng chức năng đã rà soát, thống kê toàn bộ 1.807 tàu cá trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 1.259 tàu (dài từ 6m trở lên) thuộc diện phải cấp giấy phép khai thác thủy sản, có 541 tàu (dài từ 15m trở lên) thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Qua thống kê, đến nay có 510/541 tàu (đạt 94,27 %) đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Còn lại 31 tàu chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, cụ thể huyện Giao Thủy 3 tàu, huyện Hải Hậu 20 tàu, huyện Nghĩa Hưng 8 tàu. Nguyên nhân chủ yếu là tàu ngừng hoạt động nằm bờ và tàu hư hỏng đang duy tu sửa chữa.

"Đến nay, lực lượng chức năng đã thực hiện cấp phép khai thác thủy sản cho 1.184/1.259 tàu, đạt 94,04% tổng số tàu cá thuộc diện phải cấp phép và đã thực hiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho 503/541 tàu cá, đạt 92,98%".

Theo bà Nga, toàn tỉnh đã cập nhật dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia đạt 100% (1.259/1.259 tàu). Hàng tháng lập danh sách tàu cá không tham gia khai thác hải sản và các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các cơ quan chức năng để theo dõi, quản lý.

Chia sẻ về kết quả theo dõi, xử lý tín hiệu thiết bị giám sát hành trình, bà Nga thông tin, đến ngày 17/2/2023, Sở NNPTNT Nam Định đã phát hành 1 thông báo về việc tàu mất tín hiệu 10 ngày trở lên gửi các đơn vị phối hợp trong tỉnh rà soát, xác minh 149 tàu; trong đó đã kiểm tra, xác minh 70 tàu.

Để công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao hơn nữa, bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho hay, đơn vị đang phối hợp với các địa phương, các đơn vị có liên quan tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao đối với các thành viên Ban Chỉ đạo về IUU của tỉnh, khắc phục cảnh báo "thẻ vàng" của EC.

Thời gian qua tỉnh Nam Định quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU. Trong đó cương quyết xử phạt và thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản của nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm khai thác thủy sản.

 Nam Định kiên quyết không cho ra khơi những tàu cá không bảo đảm các yêu cầu theo quy định 

Tập trung triển khai Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm thay đổi nhận thức của cán bộ, ngư dân hiểu và chấp hành các quy định của nhà nước về chống khai thác IUU.

Cương quyết thu hồi...

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Đơn vị vừa ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với 74 tổ chức, cá nhân là chủ tàu đăng ký hoạt động nghề lưới kéo, lưới rê, lưới chụp, hậu cần nghề cá và lồng bẫy trên địa bàn tỉnh Nam Định do các nguyên nhân: Tàu khai thác không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Thủy sản 2017; tàu đã bán đi các tỉnh, thành phố khác và đã xóa đăng ký.

Theo quyết định này, huyện Hải Hậu là địa phương có nhiều nhất với 36 tổ chức, cá nhân; tiếp đến là huyện Giao Thủy với 27 chủ tàu và huyện Nghĩa Hưng 11 chủ tàu. Chi cục Thủy sản giao Trạm Thủy sản liên vùng có trách nhiệm phối hợp với UBND các xã, thị trấn của các huyện ven biển thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai danh sách tàu cá đã bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản.

Việc thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với các trường hợp không đủ điều kiện theo quy định pháp luật là một trong những giải pháp quyết liệt của tỉnh ta trong thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu đối với nghề cá để phòng, chống khai thác IUU, góp phần cùng cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” đối với thủy sản của Việt Nam.

Nam Định vừa thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với 74 tổ chức, cá nhân (ảnh minh họa)

Nam Định vừa thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với 74 tổ chức, cá nhân (ảnh minh họa)

Được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có 2 cảng cá đã được công bố mở cảng. Các tổ chức cảng cá đã thực hiện giám sát sản lượng qua cảng. Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá đã cơ bản kiểm tra, kiểm soát khai thác IUU tại cảng cá. Đến ngày 20/2/2023, chưa có tổ chức, cá nhân nào đề nghị làm giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác.

Ngoài ra, Sở NNPTNT Nam Định đang triển khai xây dựng Kế hoạch chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 theo Quyết định số 1077/QĐ- TTg ngày 14/9/2022 và Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4 theo Quyết định 81/QĐ- TTg ngày 13/2/2023.

Về công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá trên biển và tại cảng cá, ngành thủy sản Nam Định tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác IUU. Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại các đồn, trạm biên phòng tuyến biển…

Song song với đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động, yêu cầu chủ tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Tổ chức tốt công tác xác minh, phối hợp xử lý tàu cá mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình.

Ngoài ra, rà soát, lập danh sách thông báo tàu cá hết hạn đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản, chưa có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, không duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, danh sách tàu cá nguy cơ cao về khai thác IUU gửi các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh để phối hợp kiểm tra, xử lý, không cho các tàu cá ra khơi khi chưa đủ các giấy tờ, thủ tục theo quy định.

Theo lãnh đạo Sở NNPTNT Nam Định cho biết: Thời gian tới, chúng tôi đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng, khu neo đậu tàu thuyền và tuần tra kiểm tra, kiểm soát trên biển nhằm phát hiện các trường họp vi phạm khai thác IUU. Thực hiện thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng.

Theo Sở NNPTNT Nam Định, mặc dù việc giám sát sản lượng qua cảng đã được thực hiện, triển khai tích cực, song sản lượng thủy sản giám sát qua cảng còn thấp. Năm 2022 chỉ giám sát được 5.249,63/58.541 tấn hải sản khai thác mặn lợ, đạt 8,97%. Từ đầu năm 2023 đến ngày 15/2/2023, chỉ giám sát được 107,758/6.061 tấn hải sản khai thác mặn lợ (đạt 1,78%)…

Trên địa bàn tỉnh mới có 2 cảng cá, trong khi đó có nhiều bến cá tự phát ở khắp các huyện ven biển nên chưa thể kiểm soát hết được tàu xuất, nhập bến; vẫn xảy ra tình trạng một số tàu cá có chiều dài 15m trở lên chưa chấp hành cập bến tại các cảng chỉ định", lãnh đạo Sở NNPTNT Nam Định chia sẻ.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, trong đó chủ yếu là lực lượng Bộ đội Biên phòng và Sở NNPTNT Nam Định xử lý trực tiếp.

Năm 2020, toàn tỉnh Nam Định xử lý 74 vụ, phạt vi phạm hành chính 516,95 triệu đồng. Năm 2021 xử lý 122 vụ, phạt vi phạm hành chính 1,1637 tỷ đồng. Năm 2022 xử lý 78 vụ, phạt vi phạm hành chính 648,9 triệu đồng. Từ đầu năm 2023 đến ngày 15/2, đã xử lý 5 vụ, phạt vi phạm hành chính 85,5 triệu đồng.

Từ đầu năm 2023 đến ngày 15/2/2023, chỉ giám sát được 107,758/6.061 tấn hải sản khai thác mặn lợ (đạt 1,78%)

Từ đầu năm 2023 đến ngày 15/2/2023, chỉ giám sát được 107,758/6.061 tấn hải sản khai thác mặn lợ (đạt 1,78%)

Lý giải nguyên nhân vẫn còn tình trạng nhiều tàu cá vi phạm pháp luật về khai thác thủy sản, lãnh đạo Sở NNPTNT Nam Định thổ lộ: "Mặc dù đã được cơ quan chức năng nhiều lần tuyên truyền, hướng dẫn, tuy nhiên ý thức của một số ngư dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản chưa cao. Chính quyền cấp huyện, xã chưa vào cuộc xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về chống khai thác IUU...".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nam Định: Cương quyết thu hồi giấy phép khai thác thủy sản của nhiều tổ chức, cá nhân tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711720072 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711720072 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10