Để góp phần thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh phát triển, Nam Định đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
>>>Hải Phòng có thêm 1 khu công nghiệp và phi thuế quan 11.000 tỷ đồng
>>>“Dọn tổ” chờ “đại bàng” và cơ hội cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp
Đây cũng là một trong những định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định.
Tăng sức hút với nhà đầu tư
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định, năm 2022, tỷ lệ vốn thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đạt bình quân khoảng 220 triệu USD.
Theo báo cáo của UBND Tỉnh Nam Định, đã có 17 Quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư. Dẫn đầu là Hàn Quốc với 29 dự án, kế đến là Hồng Kong với 16 dự án. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn đến từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang có nhu cầu đầu tư vào các KCN tại Nam Định. Đến nay, các KCN tại tỉnh này đã thu hút được 175 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 7.412 tỷ đồng và 775,2 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường bất động sản công nghiệp, nhất là khi dòng vốn FDI vào Nam Định vẫn chuyển động theo chiều hướng tăng tích cực.
Để tăng sức hút với các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, theo ông Nguyễn Hoàng Anh - Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định, Ban đã phối hợp với các sở, ngành địa phương trong Tỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp về đầu tư tại các KCN, ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Luôn đồng hành và ủng hộ tối đa để các nhà đầu tư thuận lợi từ bước tìm hiểu đầu tư, đăng ký đầu tư, đăng ký nhu cầu sử dụng lao động, cấp phép xây dựng đến khi dự án đi vào hoạt động.
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Ban luôn cam kết và thực hiện giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, 100% thủ tục hành chính giải quyết đúng hạn, nhiều thủ tục được cung cấp ở mức độ 4, nghĩa là nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến, giảm thiểu thời gian và chi phí cho nhà đầu tư. Đơn cử như quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án sản xuất máy tính của Tập đoàn Quanta Computer Inc, vốn đầu tư 120 triệu USD được thực hiện, hoàn tất chỉ trong 1,5 ngày, kéo dài khoảng 36 giờ và chỉ sau 15 ngày ký thỏa thuận phát triển dự án.
Đồng thời liên tục chỉ đạo các đơn vị liên tục cập nhật thông tin, nắm bắt những khó khăn của doanh nghiệp khi làm thủ tục ở các Bộ hoặc các Sở, Ngành khác để nhanh chóng có ý kiến hoặc biện pháp hỗ trợ kịp thời, mục đích là để doanh nghiệp tập trung tối đa vào sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định cũng đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, các tuyến đường trọng điểm như đường nối từ đường Cao tốc Hà Nội - Ninh Bình về khu kinh tế Ninh Cơ, đường kinh tế ven biển nối các Tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh, tuyến đường bộ ven biển, tuyến đường Cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.
Hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN tiếp tục đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 25 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 900 triệu USD, chiếm 30% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh, tạo việc làm cho 47 nghìn lao động và nộp ngân sách nhà nước đạt 450 tỷ đồng.
Không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp
>>>Đà Nẵng ưu tiên thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp
>>>Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Sông Khoai
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, đến năm 2030, Nam Định dự kiến quy hoạch có 14 khu công nghiệp (KCN), nâng tổng diện tích các KCN lên 2.546ha, trong đó có 4 KCN đã hình thành, 9 KCN mới và một KCN mở rộng. Đến năm 2050, dự kiến tổng số KCN tại tỉnh Nam Định tăng lên 27 khu với tổng diện tích 6.721ha.
Về CCN, Nam Định tiếp tục thực hiện định hướng phát triển CCN đã được phê duyệt tại Quyết định số 630/QĐ-UBND về việc phê duyệt, bổ sung quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Tuy nhiên, tỉnh sẽ đề xuất thu hồi, đưa một số dự án CCN ra khỏi danh mục phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh với các lý do CCN quy mô nhỏ, không còn khả năng mở rộng; dự án CCN khó triển khai xây dựng, không thu hút được các nhà đầu tư. Các dự án CCN có khả năng phát triển với quy mô lớn sẽ thành lập KCN.
Theo đó, tổng số CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến là 54 CCN với tổng diện tích khoảng 5.969 ha; giai đoạn 2031 – 2050 mở rộng một số CCN, nâng tổng diện tích CCN lên 8.703 ha.
Theo ông Trần Anh Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định, Nam Định là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và phân bố rải rác tại các huyện như: Ý Yên (làng nghề Tống Xá, La Xuyên); Nam Trực (làng nghề Đồng Côi, Vân Chàng)... Các làng nghề đã góp phần bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống, tạo việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất trong làng nghề phần lớn nằm trong các khu dân cư dẫn đến trong quá trình sản xuất đã gây ảnh hưởng tới môi trường. Để bảo tồn và phát huy được các nghề truyền thống và giải quyết vấn đề ô nhiễm trong khu dân cư, UBND tỉnh Nam Định đang từng bước thực hiện di dời các cơ sở trên vào sản xuất kinh doanh trong CCN. Đồng thời, thực hiện chủ trương không thu hút đầu tư sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp trừ những dự án động lực, trọng điểm.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 10 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam với tổng diện tích 2.046ha. Trong đó có 4 KCN đã hình thành, gồm: KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh, KCN Dệt may Rạng Đông sẽ được giữ nguyên. Đối với KCN Bảo Minh, KCN Hòa Xá, do diện tích lấp đầy đã đạt 100%, định hướng trong giai đoạn tới là duy trì không gian phát triển các ngành, lĩnh vực hiện hữu, đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Hai KCN đã có quyết định thành lập, đang giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng tính đến năm 2021 là KCN Mỹ Thuận và KCN Bảo Minh mở rộng. Các KCN này sẽ đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập. Các KCN đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư gồm có KCN Trung Thành và KCN Hồng Tiến.
Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp không chỉ giúp tỉnh Nam Định thu hút đầu tư mà còn từng bước thực hiện chủ trương "ly nông bất ly hương", góp phần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng có thêm 1 khu công nghiệp và phi thuế quan 11.000 tỷ đồng
19:13, 13/05/2023
Khu công nghiệp đô thị và sân Golf Châu Đức: Điểm đầu tư chiến lược tại Bà Rịa – Vũng Tàu
10:21, 12/05/2023
“Dọn tổ” chờ “đại bàng” và cơ hội cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp
03:00, 02/05/2023
Khởi công khu công nghiệp SHI IP Tam Dương tại Vĩnh Phúc
13:00, 28/04/2023