Nam Định: Gỡ khó công tác xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù có 4/5 KCN đã đi vào hoạt động nhưng các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định lại đang gặp khó trong công tác xây dựng hạ tầng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Tính đến tháng 6/2021, các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định đã thu hút 185 dự án đến từ 159 nhà đầu tư thứ cấp. Trong đó có 51 dự án của 47 nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng trong quý I năm 2021, trong các KCN có 2 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng là 11,962 triệu USD.

Nam Định hiện có 4/5 KCN đã đi vào hoạt động

Nam Định hiện có 4/5 KCN đã đi vào hoạt động

Hiện các KCN đã tạo việc làm cho 4,3 vạn lao động với mức lương bình quân 6,3 triệu đồng/người/tháng. Đơn cử như KCN Hoà Xá, TP Nam Định. KCN này có quy mô hơn 285 ha, tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước, thu hút khoảng 2,7 vạn lao động. KCN Mỹ Trung thu hút 0,4 vạn lao động.

Còn tại KCN Bảo Minh, hiện giai đoạn 1 với quy mô hơn 150.000 ha gần như đã được lấp đầy. Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Bảo Minh đều là các công ty nổi tiếng trên thế giới như: Padmac (Đức), Junzhen (Đài Loan); Sunrise Smart Shirts (Hồng Kông); Sumi Wiring thuộc Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản)... KCN này đang tạo công ăn việc làm cho 1,2 vạn lao động…

Theo ông Trần Minh Hoan - Trưởng ban BQL các KCN tỉnh Nam Định, địa phương hiện có 5 KCN được thành lập, trong đó có 4 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 11.000 ha. Các KCN đều có hạ tầng đồng bộ, nằm ở vị trí giao thông thuận lợi giúp kết nối vùng. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, thông suốt. Đặc biệt, với môi trường đầu tư thông thoáng, các KCN đã tạo được sức hút đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực dệt may.

KCN đã tạo được sức hút đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực dệt may.

Các KCN tại Nam Định đã tạo được sức hút đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực dệt may (Ảnh minh hoạ)

Sự xuất hiện của các KCN với các dự án lớn đã đóng góp khá lớn vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp cũng như kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án và kinh doanh hạ tầng trong các KCN tại Nam Định còn gặp nhiều vướng mắc.

Như tại KCN Dệt may Rạng Đông, KCN được đầu tư xây dựng với mục tiêu đưa Nam Định trở thành trung tâm lớn về dệt may của cả nước. Giai đoạn 1 của dự án với diện tích gần 520 ha đã được đưa vào khai thác, cung ứng mặt bằng cho 2 nhà đầu tư thứ cấp thuộc tập đoàn TORAY đến từ Nhật Bản, với vốn đầu tư đăng ký trên 210 triệu USD.

Tuy nhiên, theo BQL các KCN tỉnh Nam Định, hiện tiến độ triển khai dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Dệt may Rạng Đông còn chậm, chưa thống nhất được quy hoạch hệ thống thoát nước theo phương án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng phía nam đô thị Rạng Đông với quy hoạch hệ thống thoát nước của KCN. Điều này gây khó khăn cho việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật của KCN, ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao hạ tầng đã cam kết với các nhà đầu tư thứ cấp.

Tại KCN Mỹ Trung, KCN này do công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh đầu tư dang dở, nay đã có quyết định thu hồi để chuyển giao cho nhà đầu tư khác tiếp tục xây dựng. Tuy nhiên, việc xử lý gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến việc hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN gặp nhiều khó khăn.

Còn tại KCN Hòa Xá, do đặc thù về vị trí, quy hoạch, trong KCN có một số diện tích đất hành lang an toàn lưới điện, cây xanh nằm lọt giữa các nhà máy hoặc giáp ranh các khu dân cư. Do vậy, không có lối vào, không có đường để tiếp cận vào khu đất này; hoặc nếu có thì cũng bị những người vô ý thức xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Để gỡ những vướng mắc trên, theo BQL các KCN tỉnh Nam Định, đơn vị đã đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cụ thể, BQL các KCN đề xuất UBND tỉnh Nam Định xem xét có hình thức giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp trong KCN Hoà Xá để các doanh nghiệp sử dụng trồng cây xanh; chỉ đạo đơn vị liên quan sớm thống nhất quy hoạch đối với hệ thống thoát nước của KCN và khu đô thị phía nam Rạng Đông để KCN Dệt may Rạng Đông sớm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật; tiếp tục quan tâm, kiến nghị Trung ương có giải pháp sớm xử lý dứt điểm các tồn tại để thu hút nhà đầu tư mới vào đầu tư hạ tầng KCN Mỹ Trung.

Cũng theo BQL các KCN tỉnh Nam Định, địa phương đang tập trung hoàn tất các thủ tục triển khai đầu tư, xây dựng các KCN theo quy hoạch đã được phê duyệt; sớm hoàn thành các điều kiện để triển khai đầu tư xây dựng KCN Bảo Minh mở rộng, KCN Mỹ Thuận; từng bước lập quy hoạch chi tiết KCN Hồng Tiến. Từ đó mở ra cơ hội, thu hút được các dự án đầu tư với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường đến từ các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Được biết, để sẵn sàng đón nhà đầu tư, tỉnh Nam Định đã tập trung chuẩn bị đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông, chú trọng chuẩn bị mặt bằng, nhất là tại các KCN. Đồng thời, tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư và tổ chức các hội nghị gặp mặt, trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư để lắng nghe, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp…

Trước đó, tỉnh Nam Định đã ban hành quyết định phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021. Theo đó, năm 2021, Nam Định tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, còn nhiều dư địa để phát triển như: hạ tầng khu - cụm công nghiệp; nhà ở, du lịch; logistics; hạ tầng, kỹ thuật đô thị...

Theo đại diện UBND tỉnh Nam Định cho biết, thời gian tới, tỉnh Nam Định sẽ tập trung huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hoá để đầu tư xây dựng các khu, CCN theo quy hoạch được phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu, CCN để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh như: KCN dệt may Rạng Đông, KCN Mỹ Thuận, KCN Bảo Minh mở rộng, KCN công nghiệp - đô thị - dịch vụ Hồng Tiến. Đồng thời, tháo gỡ vướng mắc KCN Mỹ Trung để phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao và có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách…

Theo đại diện tập đoàn Địa ốc Cát Tường, nhà đầu tư hạ tầng KCN Dệt may Rạng Đông, thay vì chờ đợi doanh nghiệp tìm về, lựa chọn địa điểm, tỉnh Nam Định đã chuẩn bị sẵn mặt bằng sạch, hạ tầng các KCN đầu tư đồng bộ, đạt quy chuẩn để cung ứng cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện tối đa để các đối tác nước ngoài của tập đoàn kết nối với Trung ương. Từ đó, thủ tục của nhiều đợt xuất nhập cảnh cũng như các hoạt động tiếp cận, xúc tiến đầu tư của các chuyên gia, doanh nhân nước ngoài được giải quyết một cách thuận lợi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nam Định: Gỡ khó công tác xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713955056 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713955056 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10