Năm 2022 sẽ là năm đầy thú vị của bất động sản đô thị ven TP.HCM và cũng là năm thể hiện sức bền của các nhà đầu tư.
>>Thị trường bất động sản 2022 có thể xuất hiện “sốt giá”
Thực tế, năm 2021, nguồn cung nhà phố, biệt thự tại TP.HCM tiếp tục khan hiếm trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Các nghiên cứu gần đây của Savills Việt Nam cho thấy nguồn cung sơ cấp biệt thự, nhà phố giảm 65% theo năm còn khoảng 1.200 căn, thấp nhất kể từ năm 2016. Nhà phố thương mại có hơn 200 căn, giảm 85% theo năm và chỉ chiếm 17% tổng nguồn cung sơ cấp. Nhà phố liền kề chiếm 62% thị phần.
Có thể bạn quan tâm |
Mặt khác từ năm 2021 đến nay, phân khúc này tại thị trường tỉnh lân cận Sài Gòn lại "chiếm sóng" về nguồn cung. Hai thị trường tiêu biểu là Đồng Nai, Long An vẫn là các khu vực được nhắc đến nhiều nhất với sự xuất hiện các dự án khu đô thị quy mô vài trăm héc-ta tạo dấu ấn trên thị trường bất động sản thời gian qua.
Đơn cử như tại Đồng Nai, dự án Izumi City quy mô 170 héc-ta của Nam Long Group và Hankyu Hanshin Properties (Nhật Bản) với loại hình nhà phố, biệt thự gây ấn tượng bởi nằm dọc sông Đồng Nai và sông Bến Gỗ.
Cùng khu vực, một số dự án khu đô thị quy mô khác đã hình thành như Vinhomes Grand Park, Aqua City, Long Hưng City, Sơn Tiên, Swan Bay, Swan Park, Angel Islan… tạo nên nguồn cung dồi dào cho thị trường bất động Đồng Nai.
Hay tại Long An, loại hình bất động sản khu đô thị đang hình thành với các dự án quy mô lớn, nguồn cung đa dạng từ nhà phố, biệt thự, shophouse đến căn hộ. Nổi bật như khu đô thị Waterpoint 355 héc-ta của Nam Long Group liên kết với Nishi Nipon Railroad (Nhật Bản), TBS Group và Tân Hiệp Invest với loạt tiện ích đã hình thành.
Cùng khu vực, một loạt dự án khu đô thị như The Sol City, Iris Residence, Dragon Pearl, Elite Life, West Lakes Golf & Villas… tạo nên nguồn cung "sáng sủa" cho thị trường bất động sản khu vực này.
Với quỹ đất sẵn có lớn, giá đất hợp lý và cơ sở hạ tầng ngày càng cải thiện, Đồng Nai, Bình Dương, Long An đang vượt qua Tp.HCM về cả nguồn cung và lượng giao dịch.
Năm 2021, nguồn cung sơ cấp của Đồng Nai nhiều hơn TP.HCM khoảng 130% và lượng giao dịch nhiều hơn TP.HCM khoảng 160%. Nguồn cung của Đồng Nai được thúc đẩy bởi các dự án quy mô lớn ở Biên Hòa. So với Tp.HCM, Bình Dương cũng có nguồn cung sơ cấp cao hơn 23% và lượng giao dịch cao hơn 2%.
Ở chiều ngược lại, nguồn cung nhà thấp tầng tại Tp.HCM dự báo tiếp tục khan hiếm trong năm 2022 và các năm tới do Quy hoạch Nhà ở TP.HCM đến năm 2030 ưu tiên phát triển nhà ở cao tầng; các sản phẩm nhà ở cao tầng chiếm hơn 90% nguồn cung mới trong giai đoạn 2015- 2020.
Đây là xu hướng sẽ còn tiếp diễn khi phân khúc căn hộ dự kiến sẽ chiếm 90% nguồn cung nhà ở trong tương lai, trong khi Biệt thự/ Nhà phố chỉ chiếm dưới 10%.
Thực tế, với tình trạng dân số đô thị tăng trưởng nóng tại TP.HCM và sự phát triển hạ tầng giao thông liên tỉnh cải thiện, người mua bất động sản liền thổ ngày càng quan tâm đến các địa điểm đầu tư lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Các tỉnh này đều thu hút các chủ đầu tư lớn như Novaland, Vingroup, Nam Long, CFLD, Capitaland…
Nguồn cung tương lai ở các tỉnh lân cận sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu bất động sản liền thổ trước bối cảnh thiếu hụt nguồn cung tại TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM: Đề nghị giảm quy mô Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi để phù hợp thực tế
11:05, 17/02/2022
Nhà ở đô thị và bất động sản công nghiệp tiếp tục chiếm ưu thế
00:25, 18/02/2022
Tập đoàn FLC muốn đầu tư tháp 99 tầng trong đô thị phức hợp 1.200 ha tại Bình Chánh
21:33, 08/02/2022
Đô thị thích ứng
03:00, 02/02/2022