Theo quan chức Ukraine, điều kiện để nối lại đàm phán với Nga là quân đội nước này phải bị đẩy lùi càng xa càng tốt về phía biên giới.
>>Bức tranh hiện thực về cuộc chiến Nga - Ukraine
Cụ thể, Reuters đưa tin, Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak nhấn mạnh: "Cho tới khi chúng tôi nhận được đầy đủ vũ khí (từ phương Tây) và củng cố các vị trí của mình, cho đến khi chúng tôi đẩy lùi lực lượng Nga càng xa càng tốt về phía biên giới, không có lý do gì để tổ chức các cuộc đàm phán".
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột và kêu gọi phương Tây không nên "làm Nga bị mất mặt", để giữ cánh cửa cho một giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã bác bỏ tuyên bố của ông Macron trên Twitter.
Hiện nay, Nga đang kiểm soát 20% lãnh thổ Ukraine, trong khi Kyiv đang nhận được nhiều vũ khí uy lực hơn từ phương Tây.
"Các lực lượng vũ trang của chúng tôi đã sẵn sàng sử dụng các vũ khí mới và sau đó tôi cho rằng chúng tôi có thể bắt đầu một vòng đàm phán mới từ một vị thế được củng cố (trên bàn thương lượng)", nghị sĩ David Arakhamia, thành viên của đoàn đàm phán cho biết. “Tôi không thấy có lý do gì để bắt đầu các cuộc đàm phán tiếp theo cho tới khi thực sự có một số thay đổi lớn, ít nhất là trong thời điểm hiện nay”, ông này nói thêm.
Trong khi đó, Thống đốc khu vực Luhansk Serhiy Gaidai cho hay, tại chiến trường miền Đông, Nga đang sử dụng tất cả lực lượng hiện có để cố giành quyền kiểm soát thành phố công nghiệp Severodonetsk. “Tình hình trong khu vực rất khó khăn”, ông nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với AFP.
Mặc dù quân đội Nga liên tục pháo kích suốt nhiều giờ vào các vị trí của quân Ukraine và sau đó tiến công, nhưng bị lính phòng thủ Ukraine đẩy lùi. Thế giằng co lặp đi lặp lại. Điều này đã dẫn đến việc lực lượng Ukraine giành lại được 20% khu vực do Nga kiểm soát ở thành phố miền đông Severodonetsk.
>>Joe Biden phát thông điệp cảnh báo Nga!
Trước đó, Nga đã tấn công Barvinkove và Sviatohirsk, hai thị trấn phía bắc và phía tây của Sloviansk nhưng bất thành. Quân đội nước này cũng không chiếm thêm được khu vực nào trong vùng lãnh thổ mà Ukraine đang bảo vệ, bao gồm Bakhmut, Soledar và Lysychansk, theo Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine.
Giao tranh cũng diễn ra ở phía Bắc Kharkov. Báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đang cố gắng kìm hãm bước tiến của quân đội Ukraine theo hướng biên giới. “Đối phương tiếp tục tấn công các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ bằng cách sử dụng máy bay, pháo binh, nhiều bệ phóng tên lửa, súng cối và xe tăng”.
Đánh giá về tình hình hiện tại, Bộ Quốc phòng Anh cho biết những thành quả mà Nga đạt được trong cuộc chiến tại Ukraine là “chậm và tốn kém” do lực lượng Nga được dàn trải quá mỏng mà không có đủ sự hỗ trợ từ pháo binh và máy bay chiến đấu. Tuy vậy, trong những ngày tới, Nga đang củng cố lực lượng để chuẩn bị mở đợt tiến công vào Sloviansk, thành phố thuộc tỉnh Donetsk. Kramatorsk, thành phố lân cận, là khu vực đô thị lớn nhất ở Donetsk vẫn do Ukraine kiểm soát.
Các chuyên gia quân sự cũng nhận định rằng, cuộc chiến tại Ukraine sẽ khó chấm dứt trong thời gian ngắn. Nga khó có thể sớm kiểm soát được toàn bộ hai khu vực ly khai ở Donbass, đặc biệt là khi Ukraine nhận được thêm các vũ khí hạng nặng của phương Tây. Trong khi đó, quân đội Ukraine dường như cũng còn lâu mới đủ khả năng tiến hành cuộc phản công xoay chuyển tình thế.
"Đây là cuộc chiến mà vùng kiểm soát sẽ liên tục thay đổi và hai bên không có điểm mốc để ngừng giao tranh", Michael Kofma, giám đốc nghiên cứu Nga tại viện nghiên cứu CNA ở Mỹ, nói. "Đó sẽ là một cuộc chiến lâu dài".
Có thể bạn quan tâm
Bức tranh hiện thực về cuộc chiến Nga - Ukraine
04:00, 04/06/2022
Không nhượng bộ nhau, chiến sự Nga- Ukraine sẽ có kết cục ra sao?
05:10, 02/06/2022
Vì sao thỏa thuận Nga - Ukraine đổ vỡ phút chót?
04:20, 02/06/2022
EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?
15:26, 31/05/2022
Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu
02:21, 31/05/2022