Ngày tàn của toàn cầu hoá?

QUÂN BẢO 27/03/2022 05:05

Thế giới đang dần không còn “phẳng” nữa?

>>Khủng hoảng Nga-Ukraine và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu

Larry Fink, ông chủ quỹ đầu tư BlackRock, người đàn ông quyền lực nhất trong ngành tài chính toàn cầu, tỏ ra bi quan về tương lai của toàn cầu hoá. Ông nói với các nhà đầu tư rằng hành trình ba thập kỷ của xu hướng này sắp kết thúc; cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ ngăn chặn quá trình toàn cầu hóa và khiến các quốc gia “tách rời” khỏi nền kinh tế toàn cầu.

Những lời nói của Fink nhanh chóng lan rộng vì BlackRock quản lý tài sản trị giá 10.000 tỷ USD. Con số đó nhiều hơn GDP của mọi quốc gia ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc.

Hiện nay, nhiều quốc gia đã cắt đứt quan hệ tài chính với Nga sau những gì đã diễn ra: Mỹ ngừng nhập khẩu dầu của Nga, và các tập đoàn lớn ngừng kinh doanh tại quốc gia này. Trong khi đó, EU đang cố gắng loại bỏ dần năng lượng của Nga vào năm 2027. Nhưng Fink nói rằng sự “hiếu chiến” của Nga cũng sẽ thúc đẩy các nước giảm sự phụ thuộc vào nhau và tăng cường sản xuất trong nước.

Fink kỳ vọng rằng các công ty sẽ tăng tính nội địa trong chuỗi cung ứng, điều này có thể làm tăng giá khi các doanh nghiệp xây dựng lại hoạt động và thuê lao động trong nước. Trên thực tế, xu hướng đó đã và đang diễn ra trong ngành công nghiệp xe điện của Mỹ cũng như ngành sản xuất chip.

 >>Việt Nam - Hoa Kỳ định hình chuỗi cung ứng toàn cầu mới có sức chống chịu tốt hơn

Mặc dù vậy, công nhân ở Mỹ, Mexico, Brazil và Đông Nam Á có thể được hưởng lợi từ việc có thêm nhiều công việc sản xuất tại địa phương hơn. Việc áp dụng năng lượng xanh có thể tăng tốc khi các quốc gia đầu tư vào năng lượng tái tạo để hạn chế sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.

Như vậy là:

Việc loại bỏ toàn cầu hóa cũng có những ưu và khuyết điểm riêng. Trong ba thập kỷ qua, toàn cầu hóa đã giúp các công ty Mỹ giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cũng như mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ bằng cách giảm giá. Nhưng toàn cầu hóa đã làm tổn thương những công nhân Mỹ khi họ không thể cạnh tranh công việc với những thị trường lao động rẻ hơn.

Giờ đây, quá trình phi toàn cầu hóa có thể đảo ngược những tác động đó bằng cách chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác. Nếu trước đây người Mỹ có thể mua TV 4K có xuất xứ từ Trung Quốc với giá 100USD, thì có thể sắp tới họ sẽ thấy những chiếc TV do người Mỹ lắp ráp - và giá thành có thể lên tới 600USD.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch VCCI: Phục hồi chuỗi cung ứng là yếu tố nền tảng cho sự phục hồi của doanh nghiệp

    Chủ tịch VCCI: Phục hồi chuỗi cung ứng là yếu tố nền tảng cho sự phục hồi của doanh nghiệp

    08:44, 21/02/2022

  • Cơn

    Cơn "đau đầu" của các doanh nghiệp FDI (Kỳ 3): Nỗi lo chuỗi cung ứng

    17:02, 28/01/2022

  • Chuỗi cung ứng tiếp tục là mục tiêu của hacker trong năm 2022

    Chuỗi cung ứng tiếp tục là mục tiêu của hacker trong năm 2022

    17:02, 19/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngày tàn của toàn cầu hoá?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO