Nghịch lý "sốt" đất san lấp hơn đất nền tại Phú Yên (Kỳ 2): Lo ngại tình trạng “chờ nước đục… thả câu”!

Diendandoanhnghiep.vn Nguồn cung khá phong phú, thế nhưng, các doanh nghiệp lại phải chạy đôn, chạy đáo để tìm đất san lấp phục vụ cho các công trình trọng điểm, dự án công trên địa bàn tỉnh là hết sức bất cập.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, sự khan hiếm, “sốt” đất san lấp hơn đất nền tại Phú Yên không chỉ tạo áp lực lớn về chi phí cho các doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân cho các dự án đầu tư công tại địa phương là vấn đề rất đáng báo động.

Nguồn cung khá phong phú, thế nhưng, các doanh nghiệp lại phải chạy đôn chạy đáo để tìm đất san lấp phục vụ cho các công trình trọng điểm, dự án công trên địa bàn tỉnh là hết sức bất cập.

Trên thực tế, nguồn cung về đất san lấp khá phong phú, thế nhưng, các doanh nghiệp lại phải chạy đôn chạy đáo để tìm đất san lấp phục vụ cho các công trình trọng điểm, dự án công trên địa bàn tỉnh là hết sức bất cập.

Doanh nghiệp chay đôn, chạy đáo…

Đáng chú ý, mới đây, các doanh nghiệp đã đồng loạt làm đơn kêu cứu gửi cho các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên, với hy vọng được các cơ quan xem xét và có kế hoạch "cấp bách" để giải cứu  tình trạng thiếu đất san lấp, nếu không sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ cho các dự án.

Các doanh nghiệp đồng laotj làm đơn kêu cứu về tình trạng thiếu đất san lấp.

Các doanh nghiệp đồng loạt làm đơn kêu cứu về tình trạng thiếu đất san lấp.

Theo các nhà thầu thi công công trình hạ tầng ở Phú Yên, thực tế hiện nay, kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang triển khai hàng loạt dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Điển hình như các dự án đường số 14, đường Trường Chinh nối dài, nút giao thông khác mức đường Hùng Vương - quốc lộ 1, nút giao đường dẫn cầu vượt Nguyễn Văn Linh, khu dân cư phố chợ Hòa Vinh, nâng cấp mở rộng quốc lộ 25… Các dự án này cần hàng triệu mét khối đất để san lấp mặt bằng.

Tuy nhiên, hiện Phú Yên chỉ có một mỏ đất của Công ty Hưng Thịnh thuộc địa bàn xã Hoà Kiến, TP Tuy Hoà được phép khai thác từ đầu tháng 9/2020. Điều đang nói, trữ lượng chỉ được phép khai thác 40.000 m3/năm, không đủ để phục vụ cho các dự án trên địa bàn tỉnh. Và cũng chính vì lẽ đó mà đã làm ảnh hưởng và xuất hiện một số mặt hạn chế, như: Đường giao thông vận chuyển không đảm bảo, không cung cấp đủ hoá đơn chứng từ/khối lượng khai thác hàng năm. Và cũng chính từ việc “duy nhất” một mỏ đất san lấp đã dẫn đến tình trạng độc quyền, tự nâng giá, chứng từ khống vượt hơn so với qui định dự toán, cụ thể:

Dựa trên cơ sở tính toán chi tiết, áp dụng khung giá đất san lấp của địa phương thì giá chi tiết bao gồm: Chi phí cấp quyền khai thác: 2.430 đ/m3; Thuế tài nguyên 4.200 đ/m3 + phí bảo vệ môi trường 2.200 đ/m3 = 6.400 đ/m3; Chi phí xe đào múc lên xe: 8.000 đ/m3; Chi phí tư vấn dự án, chi phí quản lý: 1.000 đ/m3; Chi phí chung, chi phí dự phòng: 1.000 đ/m3; Chi phí làm đường giao thông: 2.000 đ/m3; Chi phí phục hồi, đề án ĐTM: 1.500 đ/m3; Thuế GTGT: 4.100 đ/m3 + Thuế TNDN (tạm tính) 2.200 đ/m3 = 6.300 đ/m3; Chi phí đền bù:  7.500đ/m3… thì tổng cộng chi phí: 36.130 đ/m3.

Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 18/8/2020, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Cty TNHH Xây dựng Thành An Phú Yên, được phép tận dụng đất tầng phủ mỏ đá khai thác trong 10 năm hơn 500.000 m3. Và trung bình 50.000 m3 /năm, trong khi cự ly gần 25km đã làm ảnh hưởng tăng chi phí đội vốn dự án gây thất thoát ngân sách Nhà nước…

Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 18/8/2020, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Cty TNHH Xây dựng Thành An Phú Yên. Và trung bình 50.000 m3 /năm, trong khi cự ly gần 25km đã làm ảnh hưởng tăng chi phí đội vốn dự án gây thất thoát ngân sách Nhà nước…

Thế nhưng, hiện nay, giá bán 1m3 đất tại mỏ đất Công ty Hưng Thịnh lên tới 105.000 đ/m3 (bao gồm các khoản thuế, phí) múc lên phương tiện vận chuyển thì giá này là khá cao so với trước đó là 60.000/m3 - đại diện đơn vị thi công cho biết.

Cũng theo các đơn vị này, vừa qua, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 18/8/2020, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Cty TNHH Xây dựng Thành An Phú Yên, được phép tận dụng đất tầng phủ mỏ đá khai thác trong 10 năm hơn 500.000 m3. Và trung bình 50.000 m3 /năm, trong khi cự ly gần 25km đã làm ảnh hưởng tăng chi phí đội vốn dự án gây thất thoát ngân sách Nhà nước…

Đáng chú ý, đơn giá bán hiện nay của Công ty Thành An là 95.000 đ/m3 (bao gồm các khoản thuế) không tính phí cấp quyền khai thác do tận thu, tương đương với giá 1m3 đá là bất hợp lý. Bên cạnh đó, điều đáng lo ngại là hiện tại mỏ Thành An cũng trong tình trạng báo động “độc quyền, nâng khống giá”, kiểm soát cung cấp theo hình thức độc quyền, gây quá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thi công tại các dự án hạ tầng trên địa bàn tỉnh.

… và lo ngại tình trạng “chờ nước đục… thả câu”

Liên quan đến phản ánh của doanh nghiệp và báo chí về tình trạng sốt đất san lấp phục vụ các công trình, dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án đầu tư công, ông Nguyễn Thành Quang, nguyên Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, cho biết: Sau khi doanh nghiệp và báo chí phản ánh về tình trạng khan hiếm đất san lấp trên địa bàn tỉnh, ông đã viết thư góp ý gửi cho Chủ tịch UBND tỉnh về vụ việc nêu trên với hy vọng tháo gỡ được ít nhiều cho doanh nghiệp cũng như các dự án đầu tư công đang triển khai tại địa phương, đảm bảo được tiến độ giải ngân như cam kết mà UBND tỉnh đã cam kết với Chính phủ.

khó khăn, khan hiếm, đội giá khống nguồn vật liệu đất đồi phục vụ các công trình trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn, khan hiếm, đội giá khống nguồn vật liệu đất đồi phục vụ các công trình trên địa bàn tỉnh Phú Yên, khiến cho các doanh nghiệp thi công công trình gặp khó, dự án có nguy cơ đội vốn và không thể về đích đúng tiến độ.

"Để giải quyết tình hình khó khăn, khan hiếm, đội giá khống nguồn vật liệu đất đồi phục vụ các công trình trên địa bàn tỉnh. Trước tiên, UBND tỉnh, Sở Tài chính và các Sở ngành có liên quan cần xem xét lại về việc công bố giá 1 m3 đất khai thác cụ thể là bao nhiêu (giấy phép khai thác mỏ đất), để phòng ngừa, tránh thất thu ngân sách Nhà nước và ngăn chặn tình trạng “chờ nước đục… thả câu”, thu lợi cá nhân, gây khó dễ cho doanh nghiệp" – ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, hiện nay, giá tính thuế tài nguyên đối với đất khai thác để san lấp, xây dựng do UBND tỉnh quy định là 60.000 đồng/m3. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng, bởi trên thực tế, để có đất thi công công trình, các doanh nghiệp phản ánh là đang phải mua của đơn vị cung cấp với giá 95.000-100.000 đồng/m3, cao tương đương với giá 1m3 đá là khá bất cập. Bên cạnh đó, việc nguồn đất san lấp tại Phú Yên chủ yếu là đất tận thu tại một số các mỏ khai thác đá, nhưng thực tế nguồn tận thu này về cơ bản không thể đáp ứng cho nhu cầu của tỉnh trong việc phát triển hạ tầng đô thị thì cũng cần phải xem lại. Song song đó, cần có các giải pháp tạm thời nhưng trên tinh thần cũng phải là khẩn trương, cấp bách để giải bài toán này cho doanh nghiệp.

"Việc doanh nghiệp bức xúc phản ánh là Phú Yên có nguồn vật liệu đất, đá, cát rất phong phú, và đã có quy hoạch cho các mỏ đất san lấp từ khá lâu, thế nhưng đến nay, địa phương vẫn chưa hoàn tất các thủ tục đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản, dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp độc quyền, tự tăng giá đất san nền làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình mà doanh nghiệp phản ánh là hoàn toàn có cơ sở" - ông Quang nhấn mạnh.

Do đó, theo ông Quang, về giải pháp trước mắt UBND tỉnh cần vận dụng cơ chế sử dụng các nguồn đất tận thu tầng phủ từ các mỏ đá, các nguồn đất dư thừa từ việc cải tạo mặt bằng công trình Nhà nước, công trình tư nhân và đất cải tạo từ các hộ cá nhân. Đặc biệt, trong hồ sơ đề xuất đất tận thu, cải tạo đất, phải đảm bảo tính khách quan, được các cơ quan chức năng chấp thuận về khối lượng, thời gian… Và trên tinh thần đảm bảo các khoản thu thuế, phí theo quy định và hỗ trợ ngân sách cho địa phương (nếu có). Về mặt lâu dài, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBND huyện và các sở ban ngành cần vào cuộc một cách quyết liệt, xây dựng đề án xây dựng mỏ đất, mỏ đá, mỏ cát theo hình thức đấu giá, xã hội hoá… nhằm tạo đà phát triển kinh tế địa phương mang tính bền vững ổn định về nguồn vật liệu, tránh trường hợp khai thác trái phép. Mặt khác phải quy hoạch nguồn vật liệu theo từng vùng, từng huyện, thành phố… để cự ly vận chuyển không quá bán kính 10km.

"Song song đó, UBND chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan kiểm soát đơn giá công bố nguồn vật liệu, đá, đất, cát để tránh làm đội chi phí công trình, làm tăng vốn đầu tư, thất thoát ngân sách Nhà nước, đặc biệt trong điều kiện Phú Yên vẫn còn đang là một tỉnh khó khăn về các khoản thu ngân sách" – ông Quang đề nghị.

Kỳ 3: Mong chính quyền “gạn đục… khơi trong”

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714133895 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714133895 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10