Trong số 35.000 phiếu khảo sát ý kiến của người dân về đề án giao thông có nội dung hạn chế đến cấm xe máy vào trung tâm TP HCM năm 2030, có 62,5% người dân đồng ý.
Đó là thông tin được Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT), đơn vị xây dựng đề án, cho biết tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP HCM.
Theo Viện Chiến lược và Phát triển GTVT trong số 35.000 phiếu khảo sát, có tới 62,56% người dân đồng ý hạn chế lưu thông phương tiện cơ giới cá nhân. Trong đó, có 40,77% đồng ý hoàn toàn và 21,79% đồng ý với điều cần hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, có các phương thức di chuyển thay thế. Tỷ lệ người dân không đồng ý chiếm 37,44%.
Con số này cho thấy những sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của người dân về phương tiện cá nhân, trong đó có niềm mong mỏi có được những phương thức giao thông văn minh, an toàn hơn.
Theo ước tính của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, mỗi năm TP thiệt hại khoảng 1,2 triệu giờ công lao động, 1,3 tỉ USD/năm do ùn tắc giao thông và 2,3 tỉ USD do ô nhiễm môi trường từ các phương tiện cơ giới.
Ghi nhận riêng của báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ý kiến của người dân về đề án có nội dung hạn chế và cấm xe máy vào trung tâm TP HCM vào giai đoạn năm 2025-2030, nhiều ý kiến cho rằng việc hạn chế và cấm xe máy sẽ gây ra nhiều bất lợi. Tuy nhiên, nếu TP có giải pháp giúp người dân giải quyết các bất tiện đi lại khi không có xe máy thì người dân hoàn toàn ủng hộ.
Cụ thể, chị Nguyễn Thu Nga, người dân quận Gò Vấp (TP HCM), cho biết việc cấm xe máy vào trung tâm TP cần song song với việc thực hiện các giải pháp giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn khi có xe máy. Theo chị Nga, chỗ làm việc của chị nằm sâu trong hẻm ở khu Trung tâm TP khá xa trục đường lớn nên bộ khó khăn với những trường hợp này TP cũng cần lưu ý để tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân.
Có thể bạn quan tâm
01:52, 11/02/2019
05:00, 14/02/2019
07:00, 12/11/2018
06:02, 13/10/2018
Ở một góc nhìn khác, anh Trần Minh Phong, người dân TP HCM, chia sẽ để đảm bảo việc di chuyển của người dân từ các quận huyện vào trung tâm TP được thuận lợi cả chiều đi lẫn chiều về TP cũng cần tính toán đến việc các bãi giữ xe máy bên ngoài khu trung tâm như thế nào để thuận tiện cho giao thông TP.
“Tôi lo ngại việc ùn tắc cục bộ sẽ diễn ra vào các giờ cao điểm ở các tuyến đường có bãi giữ xe ngoài trung tâm TP khi người dân ào ạt từ các bãi xe đổ ra đường sau ngày làm việc”- anh Phong lo ngại.
Nhận định về đề án cấm hạn chế đến việc cầm xe máy vào trung tâm TP HCM, nhiều chuyên gia cũng cho rằng thành phố phải tính đến chuyện sử dụng các biện pháp thay thế phù hợp để đảm bảo giao thông được thông suốt và việc di chuyển của người dân thuận lợi khi thực hiện đề án này.
Cụ thể, chuyên gia cho rằng, chìa khóa duy nhất chính là phát triển hệ thống giao thông công cộng là TP phải hoàn thiện được hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn như các tuyến metro, hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông theo đúng quy hoạch và cải thiện mạng lưới xe buýt. Ông Du lưu ý, hạn chế xe cá nhân là tất yếu nhưng không nên đặt mục tiêu cấm xe máy, điều này có khả năng dẫn tới xu hướng chuyển dần từ xe máy sang ô tô, biến TP.HCM thành bãi đậu xe khổng lồ như bài học của Manila.
Chuyên gia cũng góp ý TP nên rà soát kỹ vấn đề pháp lý trước khi đặt vấn đề cấm xe máy, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Đồng thời cần có sự chung tay vào cuộc của nhiều Sở, ngành vì đây là vấn đề rộng, phải đặt trong tổng thể quy hoạch đô thị, kinh tế, xã hội của TP, riêng Sở GTVT không thể thực hiện được.
Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông ở TP.HCM của Sở GTVT nêu lên các mục tiêu: Đến năm 2020, thị phần vận tải hành khách công cộng toàn thành phố đảm nhận 15 - 20% nhu cầu di chuyển của người dân. Đến năm 2025 đạt 20,5 - 26,6% và đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ tăng lên 29,3 - 36,8%. Sở GTVT nhận định khi thị phần đảm nhận của hệ thống vận tải hành khách tăng theo từng giai đoạn 2020 - 2025 - 2030, tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện cá nhân sẽ giảm tương ứng. Khi đi án đi vào hoạt động TP HCM sẽ dần dần hạn chế và cấm các phương tiện xe 2 và 3 bánh vào trung tâm TP. |