Nguy cơ "bùng nổ" cuộc khủng hoảng lương thực mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 31/10/2022 04:30

Nga sẽ rút khỏi thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen, làm tăng nguy cơ về cuộc khủng hoảng lương thực mới nghiêm trọng hơn.

Nga tuyên bố rút lui khỏi thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc

Nga tuyên bố rút lui khỏi thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc đối với Ukraine

>>Báo động đỏ nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, một thỏa thuận 4 bên gồm Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc, được thiết kế hồi đầu năm nay nhằm mở lại các cảng của Ukraine để xuất khẩu nông sản.

Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen giúp mở cửa trở lại ba cảng quan trọng của Ukraine. Tàu đầu tiên rời cảng Odesa vào ngày 1/8 chở hơn 26.000 tấn ngô. Kể từ đó, gần 400 chuyến chở tổng cộng 9 triệu tấn ngũ cốc phân phối đến 40 nước.

Trước chiến sự Nga- Ukraine, Ukraine và Nga chiếm gần một phần tư lượng xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu. Ukraine thường là nhà sản xuất và xuất khẩu bột, dầu và hạt hướng dương hàng đầu thế giới. Ukraine cũng là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ bảy thế giới.

Vì vậy, trong giai đoạn các hải cảng trên Biển Đen bị phong tỏa, cơn khủng hoảng lương thực bùng phát khắp thế giới, không riêng gì châu Phi mà nguy cơ thiếu đói còn hiển hiện ở những nơi thịnh vượng nhất thế giới như châu Âu, Mỹ.

Từ khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, giá lương thực toàn cầu tăng mạnh ở các nước đang phát triển, trong khi nhiều nước khác lún sâu hơn vào khủng hoảng lương thực.

Giá lương thực tăng phi mã là một trong hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát và suy thoái đang diễn ra. Nhiều chuyên gia lượng hóa khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu vào đầu năm 2023 đã là 98% thì thỏa thuận ngũ cốc đỗ vỡ chính là 2% còn lại!

Chuỗi cung ứng lương thực đứt gãy - dù với bất cứ lý do gì thì hệ lụy rất nghiêm trọng với tất cả, trừ nước Nga. Nếu suy luận theo logic này, có thể xem đây như đòn trả đũa vượt ra ngoài lý do hạm đội Sevastopol bị tấn công.

Nguy cơ xuất hiện đợt khủng hoảng lương thực mới

Nguy cơ xuất hiện đợt khủng hoảng lương thực mới

Thứ nhất, không bán được nông sản khiến nền kinh tế Ukraine đến gần hơn bờ vực sụp đổ, bởi nông nghiệp là một trong những ngành hiếm hoi còn có thể hoạt động tự chủ. Trong khi tất cả ngành công nghiệp xương sống tập trung ở miền Đông Ukraine, bị phá hoại nghiêm trọng.

Các vùng Donetsk, Luhansk chiếm đến 16% GDP và 1/4 lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ công nghiệp của Ukraine. Theo tính toán, mỗi tháng Ukraine cần 4- 5 tỷ USD cho chiến tranh, hiện tại phương Tây chỉ có thể đáp ứng 75% số này.

Thứ hai, Mỹ và châu Âu chật vật chống lạm phát và suy thoái, gây áp lực lên giá lương thực, khiến tình trạng trên diễn biến nhanh và theo hướng tồi tệ hơn. Lương thực cùng với năng lượng là điểm yếu chí tử của các quốc gia chống Nga.

Thứ ba, các nhà kinh tế phương Tây đã đặt ra kịch bản có thể thu xếp khủng hoảng Nga - Ukraine dựa trên thiệt hại kinh tế. Đó là khi chi phí chiến tranh vượt quá sức chịu đựng, điều này nhanh chóng xảy ra nếu Ukraine không nhận được viện trợ tối thiểu.

Ông Vladimir Zharikhin, chuyên gia phân tích tình hình quốc tế thuộc Viện các nước SNG bình luận: “Chi phí đối đầu gia tăng sớm hay muộn sẽ dẫn đến việc bắt đầu các cuộc đàm phán mang tính xây dựng với Nga”.

Có thể bạn quan tâm

  • Tia hy vọng mới đẩy lùi khủng hoảng lương thực toàn cầu

    Tia hy vọng mới đẩy lùi khủng hoảng lương thực toàn cầu

    04:30, 30/07/2022

  • Liên Hợp Quốc

    Liên Hợp Quốc "bế tắc" đàm phán, khủng hoảng lương thực sẽ trầm trọng hơn?

    15:07, 07/06/2022

  • Báo động đỏ nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

    Báo động đỏ nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

    11:30, 28/05/2022

  • WEF DAVOS 2022: Quan ngại nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

    WEF DAVOS 2022: Quan ngại nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

    16:00, 26/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nguy cơ "bùng nổ" cuộc khủng hoảng lương thực mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO