Những ngày giáp Tết, nhiều nhà đầu tư trắng tay vì cổ phiếu nhóm bất động sản đã rơi tự do...
Cổ phiếu bất động sản đo sàn sau tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm
Những phiên giao dịch đầu năm 2022 diễn ra với diễn biến của nhóm cổ phiếu bất động sản tăng nóng và rơi tự do. Điển hình là nhóm cổ phiếu bất động sản liên quan đến lô đất Thủ Thiêm. Cổ phiếu CII- Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM đã rơi từ vùng giá 61.000 đồng/cp xuống còn 27.450 đồng/cp. Như vậy, với 12 cây sàn “trắng bên mua” nhiều nhà đầu tư trót “đu đỉnh” thì mất gần 70% tài sản. Không chỉ CII, các cổ phiếu nhóm này vẫn tiếp tục rơi tự do trong những ngày đầu năm 2022.
Cổ phiếu LDG - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG tiếp tục rơi về giá sàn còn 15.200 đồng cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021 và kéo dài sang năm mới 2022. Như vậy nếu nhà đầu tư nào mua ở vùng giá 24.000 đồng/cp LDG đã mất gần 50% tài sản ròng.
Chưa dừng lại đà rơi, nhóm cổ phiếu ăn theo hiệu ứng Thủ Thiêm như NBB, HAR, QCG, VPH… tiếp tục “lau sàn” sau chuỗi thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất trúng giá tại đây.
Chị Nguyễn Hà Băng - Nhà đầu tư F0, thấm thía, giờ thì tất cả đã quá muộn rồi, khi chúng tôi nhận ra cổ phiếu nhóm này quá ảo thì tài sản ròng đã bốc hơi “phân nửa”. Chứng khoán quá khốc liệt chắc chỉ sau Bitcoin, khi tất cả đều FOMO vì chứng khoán, khi mà những doanh nghiệp kinh doanh bết bát, thua lỗ, những doanh nghiệp như “xác chết” sống dậy khiến các “đội lái” lùa gà làm giá cho nhóm cổ phiếu được tăng 10-20 lần chỉ vì dòng tiền đầu cơ quá mạnh khi nhà đầu tư mới gia nhập thị trường. Theo đó, nhà đầu tư bị hút vào những cổ phiếu của các doanh nghiệp chết “lâm sàng” kéo theo nhóm nhà đầu tư F0 với giấc mơ “giàu nhanh” từ đã rơi không phanh khi thị trường lao dốc. Nhiều cổ phiếu giảm tới 40-70% chỉ trong thời gian quá ngắn.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo nhóm cổ phiếu đầu cơ theo giá bất động sản, giá được đẩy lên cao do nhiều yếu tố song các nhà đầu tư vẫn lao vào như thiêu thân. Điều các nhà đầu tư F0 không nhận ra rằng giá cổ phiếu luôn song hành cùng với đà tăng trưởng của doanh nghiệp. Nói như Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, đợt margin call trên diện rộng này chính là bài học cho những nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh từ những cổ phiếu tăng nóng.
"Nhiều tổng kết đã chỉ ra rằng, các quỹ và nhà đầu tư chứng khoán sống sót lâu dài trên thị trường họ chỉ mưu cầu mức “lợi tức” 20-30%/năm - tức gấp 3-4 lần gửi ngân hàng thôi. Cuối cùng vẫn là câu chuyện nhà đầu tư sống sót trên thị trường được bao lâu? Đầu tư dài hạn, chọn đúng doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng để có 20-30% là cách đầu tư bình yên nhất".
Từ đợt "sập hầm" này của thị trường, nhiều nhà đầu tư nhận ra một số doanh nghiệp tăng trưởng như SSI, SHS hay một số ngân hàng như VCB, BID, VPB, TCB chỉ giảm nhẹ vài phần trăm, thậm chí tăng ngược, tất cả nằm trong sự kiểm soát của nhà đầu tư chứ không rơi 40-70% như nhiều cổ phiếu thuộc nhóm đầu cơ bất động sản trong thời gian vừa qua - Một bài học không mới nhưng quá muộn đối với các thế hệ nhà đầu tư F0 chân ướt chân ráo gia nhập thị trường chứng khoán…
(Trưởng nhóm F319 Chứng khoán Group)
Có thể bạn quan tâm