Sau hai phiên sập sàn đỏ lửa, nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh tay gom cổ phiếu ngân hàng.
Lực mua mới đã giúp cổ phiếu nhóm ngân hàng hồi giá và nhiều mã đạt thanh khoản cao. Trong đó, LPB của LienVietPostBank từ mức giảm gần sàn đã tăng trần, đóng cửa tại 31.250 đồng với thanh khoản 23 triệu đơn vị cổ phiếu được trao tay, trong đó khối ngoại gom gần 1 triệu đơn vị. Trước phiên này, LPB giảm tổng cộng 12,4%, là cổ phiếu giảm giá nhiều nhất trong nhóm ngân hàng trên HoSE.
Cổ phiếu CTG cũng sập mạnh về vùng giá 49.000 đồng/cp khiến khối ngoại nhảy vào gom tới 1,4 triệu đơn vị; Cổ phiếu MBB cũng được khối ngoại săn mua khi về vùng giá 37.000 đồng/cổ phiếu. Với hơn 30 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, khối ngoại đóng góp giao dịch mua tới 2,4 triệu đơn vị.
Một cổ phiếu sụt giá khá sâu là STB, ở vùng 28.000 đồng/cổ phiếu đã được khối ngoại mạnh tay gom mạnh 2,5 triệu đơn vị...
Thời gian qua, cổ phiếu nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng và là yếu tố chính dẫn dắt thị trường, giúp VN-Index chinh phục lên mức đỉnh lịch sử 1.350 điểm. Theo tính toán, giá trị vốn hóa của 16 ngân hàng niêm yết hiện nay đóng góp hơn 35,5% vốn hóa của VN-Index và 42% vốn hóa của VN30-Index, tăng mạnh so với mức 20% vốn hóa VN-Index thời điểm cách đây 1 năm...
Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, nhìn vào TTCK cho thấy Việt Nam đang lọt vào top 5 của ASEAN, đều thuộc các thị trường mới nổi gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Thailand và Singapore. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam có tốc độ tăng tốt nhất trong 5 tháng đầu năm khi đã tăng 22% từ 1.098 điểm lên 1.345 điểm, đi kèm với đó là tăng trưởng vượt bậc về thanh khoản và đang tiến đến mức 29.000 - 30.000 tỷ đồng/phiên, lớn thứ 2 của khu vực Đông Nam Á.
Sự tăng mạnh của chỉ số có sự đóng góp của các cổ phiếu ngân hàng, chiếm thanh khoản gần 40% thị trường. Ông Hiếu cho rằng, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh bất chấp dịch bệnh COVID-19, nhưng các ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và chất lượng tài sản tốt. Từ đó trở thành điểm tựa niềm tin cho các nhà đầu tư nội và ngoại. Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2021 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Điều này giúp giảm áp lực nợ xấu và giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro cho các ngân hàng. Vì vậy, triển vọng của nhóm ngân hàng vẫn được đánh giá cao và khi thị trường có sự điều chỉnh giá, lực mua sẽ tham gia "bắt dao rơi" nửa chừng, lập tức nâng đỡ giá và thanh khoản của nhóm này.
Có thể bạn quan tâm