Trong thương trường, các kỹ năng để khởi đầu và phát triển thành công một công ty khởi nghiệp thường không giống với kỹ năng cần có để lèo lái công ty ấy vượt qua những thách thức và khó khăn.
>>Bí quyết thành công với F&B của CEO Nguyễn Thùy Vân
Theo thông báo từ công ty, ông John Foley, người sáng lập kiêm CEO của công ty công nghệ thể dục, thể thao nổi tiếng Peloton Interactive sẽ từ chức. Người kế nhiệm ông là Barry McCarthy, cựu Giám đốc Tài chính của Spotify và Netflix. Tuy nhiên Foley vẫn đảm nhận vị trí chủ tịch điều hành.
Foley bắt đầu thành lập, xây dựng Peloton từ năm 2012 và đạt nhiều thành công lớn. Tuy nhiên trong những tháng gần đây ông liên tục đối mặt với nhiều chỉ trích về cách thức lãnh đạo của mình.
Sự việc này là minh chứng rõ ràng cho sự thật rằng các kỹ năng cần thiết để khởi đầu và phát triển thành công một công ty khởi nghiệp thường không giống với kỹ năng cần có để lèo lái công ty ấy vượt qua những thách thức và khó khăn.
Chẳng hạn, các nhà sáng lập thường dám chấp nhận rủi ro, biết nắm bắt cơ hội thị trường, còn các CEO sẽ có cách thức lãnh đạo khác, thiên về những yếu tố đo lường được, thành thạo trong việc quản lý khủng hoảng và ưu tiên kỷ luật tài chính. Đây là điều mà Foley đã thừa nhận trong bức thư gửi các cổ đông.
Trước Foley, cũng có một vài trường hợp những người sáng lập kiêm CEO phải từ chức khi công ty mở rộng quy mô và cần khả năng thích ứng.
Chẳng hạn vào năm 2018, người sáng lập kiêm CEO của Chipotle Mexican Grill phải từ chức sau khi công ty gặp khó khăn về khủng hoảng an toàn thực phẩm. Hoặc công ty công nghệ thời trang Stitch Fix cũng sắp chào đón một vị CEO trong bối cảnh mở rộng kinh doanh.
Quay trở lại với Peloton. Hôm thứ ba công ty này vừa thông báo giảm mức dự báo doanh thu cho năm tài chính kết thúc vào tháng sáu từ mức 4,8 tỷ USD xuống 3,8 tỷ USD. Đây là lần thứ hai Peloton giảm dự báo doanh thu. Ngoài ra Peloton cũng dự tính cắt giảm 2.800 công việc, 800 triệu USD chi phí hàng năm, ngừng phát triển nhà máy trị giá 400 triệu USD.
Chính những khủng hoảng này đã khiến vị CEO tiếp theo của Peloton là một vị lãnh đạo có chuyên môn tài chính, thay vì một người có bí quyết để công ty phát triển nhanh.
Trong năm 2020, doanh số Peloton tăng vọt. Tuy nhiên công ty này phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu, dẫn đến việc không thể hoàn thành rất nhiều đơn hàng và khiến khách hàng tức giận. Ngoài ra họ còn bị chỉ trích vì Foley hoàn toàn không phản ứng trước yêu cầu thu hồi một dòng máy chạy bộ liên quan đến cái chết của một trẻ em.
Với khoảng 80% quyền biểu quyết, Foley, tuy rời chức CEO, vẫn có ảnh hưởng tại Peloton. Tuy nhiên với sự lãnh đạo của McCarthy, công ty này hứa hẹn sẽ có những kế hoạch quản lý tài chính tốt hơn và tạo ra hình ảnh đẹp hơn với công chúng.
Có thể bạn quan tâm