Nhận diện những "chiêu thức" rửa tiền - Bài 1: “Xóa dấu vết” qua bất động sản

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, những “chiêu thức” của tội phạm rửa tiền khá tinh vi, nằm tiềm ẩn trong nhiều hoạt động kinh tế, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định và tịch thu “tiền bẩn”…

Thu giữ tại trụ sở Công ty và nhà các đối tượng lượng lớn ngoại tệ. Ảnh: CAND Online.

Cơ quan Công an thu giữ một lượng lớn ngoại tệ tại trụ sở Công ty và nhà các đối tượng trong vụ án Phan Sào Nam. Ảnh: CAND Online.

Thời gian qua, từ công tác điều tra,truy tố, xét xử những đại án tham nhũng đã cho thấy, những thiệt hại về tài sản luôn là những con số “khổng lồ”, lên tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, với số tiền bất chính lớn như vậy, các đối tượng đã dùng đủ mọi chiêu trò, mánh khóe để có thể che dấu, hợp thức hoá “tiền bẩn” thành tiền sạch. Và cũng chính vì nguyên nhân này đã dẫn đến việc “truy vết” đường đi của “tiền bẩn” và thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong mỗi vụ án đều hết sức khó khăn.

Các chuyên gia cho rằng, những “chiêu trò” của tội phạm rửa tiền rất đa dạng, có một số cách thức khá phổ biến như: Rửa tiền qua các giao dịch đổi tiền mặt; Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý (như vàng, bạc, kim cương...); Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu; Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”...

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách thức đã bị các cơ quan chức năng trên thế giới “bắt thóp” và không quá khó để nhận diện. Trước những món lợi khổng lồ từ hoạt động rửa tiền, những kẻ tội phạm vẫn luôn nghĩ ra các cách thức khác nhau để “qua mặt” các cơ quan chức năng. Nổi bật trong đó là việc nhờ người thân mua, chuyển nhượng, tặng, cho bất động sản có giá trị lớn hoặc chia nhỏ tài sản để chuyển cho người thân gửi tiết kiệm.

Điển hình như trong vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam, với khoản tiền bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc trực tuyến, Phan Sào Nam đã chuyển cho người thân, bạn bè gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn vào các dự án, mua bất động sản. Phan Sào Nam đã chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền cho dì ruột là bà Phan Thu Hương (sinh năm 1961, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) hơn 236 tỷ đồng. Bà Hương sử dụng tiền mua mảnh đất gần 1.000 m2 tại quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Nam gửi 3,5 triệu USD ở ngân hàng tại Singapore, gửi một người bạn ở Quảng Ninh cất giữ gần 150 tỷ đồng cùng số ngoại tệ và vàng trị giá 142 tỷ đồng; nhờ một người ở TP Hồ Chí Minh gửi tiết kiệm 101 tỷ đồng và đứng tên mua 11 căn hộ có giá trị hợp đồng gần 112 tỷ đồng, mua bốn căn hộ trị giá gần 39 tỷ đồng. Còn hơn 530 tỷ đồng Nam chuyển cho một số người khác cất giữ.

Còn Nguyễn Văn Dương, sau khi thu lời bất chính 1.655 tỷ đồng, để hợp thức hóa hàng nghìn tỷ tiền lời bất chính từ tổ chức đánh bạc qua mạng, Dương lập các công ty "ma" để quay vòng tiền, nâng khống vốn và đầu tư vào dự án BOT và lập nhiều công ty để nâng khống vốn Công ty UDIC. Dương nhờ người thân đứng tên lập ba công ty để ký giao khoán hợp đồng tổng giá trị 530 tỷ đồng. Để rửa tiền, Dương còn có 33 lần góp 330 tỷ đồng vào BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.

>>“Bí ẩn” khoản tiền gửi 3,5 triệu đô của trùm cờ bạc Phan Sào Nam

hihii

2 thùng tiền của các đối tượng trong vụ án Phan Sào Nam bị thu giữ. Ảnh: CAND Online.

Cũng với chiêu thức tương tự, trong đại án tham nhũng xảy ra ở Vinashin, để che dấu hàng chục triệu USD tiền tham nhũng, Giang Kim Đạt đã nhờ cha (Giang Văn Hiển) mở nhiều tài khoản ngân hàng, để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về, mua 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, ôtô đắt tiền và đất đai ở những vị trí vàng tại nhiều khu đô thị lớn và cả ở nước ngoài.

Theo hồ sơ vụ án, quá trình thực hiện dự án mua tàu, kinh doanh cho thuê tàu biển, Trần Văn Liêm (Tổng Giám đốc) đã giao cho Giang Kim Đạt tìm kiếm, giao dịch, thỏa thuận với công ty bán tàu, công ty môi giới, yêu cầu trích lại hoa hồng từ 1% đến 5,7% giá trị hợp đồng. Từ đó, Đạt đã thông qua thư điện tử, điện thoại cá nhân để thỏa thuận, đàm phán với đối tác của Vinashinlines về tiền hoa hồng, giá cước khi thực hiện các hợp đồng mua, cho thuê tàu.

Trong thời gian từ tháng 5-2006 đến tháng 6-2008, Giang Kim Đạt đã thông qua các công ty môi giới để đàm phán với các chủ tàu gửi giá cước cho thuê đối với 9 con tàu để chiếm đoạt tiền chênh lệch. Khoản tiền kếch xù thu được từ việc cho thuê 9 con tàu này được chuyển về tài khoản của cha ruột Giang Kim Đạt là 249 tỷ đồng.

Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng về nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền do phạm tội mà có, Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển đứng tên mở tài khoản ngân hàng chuyên để nhận tiền từ các phi vụ làm ăn này.

Giang Văn Hiển đã trực tiếp mở 22 tài khoản ngoại tệ (USD, SGD) tại 4 ngân hàng trong nước và các công ty nước ngoài đã 92 lần chuyển khoản vào các tài khoản trên của ông Hiển tổng cộng 15 triệu USD, tương đương hơn 260 tỷ đồng. Sau khi tiền về tài khoản, Giang Văn Hiển rút tiền mặt đưa cho con trai để ăn chia với Liêm, Khương như thỏa thuận. Đạt chuyển cho Liêm tổng cộng 3 tỉ đồng, Khương 1,7 tỉ đồng còn hơn 255 tỉ đồng Đạt bỏ túi.

Số tiền trên được cha con Đạt mua 40 bất động sản gồm nhà, đất và mua đi bán lại 13 ôtô do Giang Văn Hiển, Nguyễn Thị Ngân và những người thân trong gia đình Đạt đứng tên. Giang Kim Đạt cũng đứng tên mua một căn hộ trị giá 3,6 triệu đô la tại Singapore.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xoay quanh vấn đề này, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN cho rằng, hoạt động rửa tiền thông qua bất động sản có thể là một trong những kênh đầu tư mà tội phạm rửa tiền dễ khai thác vì so với các thị trường khác thì đầu tư bất động sản tương đối thuận lợi và không có quá nhiều thủ tục ràng buộc khi tham gia thị trường.

Cũng theo luật sư Hiệp, bất động sản là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền. Việc kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản cũng gặp phải nhiều thách thức trong việc phòng, chống rửa tiền.

“Trong đó, việc thanh toán tiền mặt đối với các giao dịch bất động sản tại Việt Nam hiện nay khá phổ biến và giao dịch tự phát không qua sàn giao dịch; số lượng giao dịch lớn và giá trị giao dịch cao; chưa có quy định, ràng buộc pháp luật về giao dịch giá trị lớn phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng… đang làm gia tăng nguy cơ rửa tiền qua lĩnh vực này”, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp nói.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhận diện những "chiêu thức" rửa tiền - Bài 1: “Xóa dấu vết” qua bất động sản tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711688375 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711688375 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10