Nhật Bản - Ấn Độ xích lại gần nhau vì lo Trung Quốc?

Diendandoanhnghiep.vn Điểm dừng chân tại New Delhi của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vừa qua đặt ra câu hỏi về mục đích thực chất của chuyến thăm trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh mẽ mở rộng ảnh hưởng.

Nhật Bản và Ấn Độ đang xích lại gần nhau vì Trung Quốc?

Nhật Bản và Ấn Độ đang xích lại gần nhau vì Trung Quốc?

Sau chuyến công du bất ngờ tới Ukraine, lãnh đạo Nhật Bản tiếp tục đến Ấn Độ vào ngày 20/3 để thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế và an ninh song phương. Thế nhưng, lịch trình này đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà phân tích.

Chuyến thăm đặt nhiều dấu hỏi

Mặc dù là hai nền kinh tế giàu có ở châu Á, hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản Ấn Độ lại vô cùng khiêm tốn so với tiềm năng.

Năm 2006, cựu Thủ tướng Nhật Abe từng dự báo thương mại song phương với Ấn Độ có thể vượt qua thương mại với Mỹ và Trung Quốc vào 2016. Nhưng năm 2022, Ấn Độ chỉ chiếm 0,8% nhập khẩu và 1,7% xuất khẩu của Nhật Bản, so với tỉ trọng 24% nhập khẩu và 22% xuất khẩu của Trung Quốc.

>> Báo động đỏ nguy cơ thoái trào toàn cầu hóa

Năm 2014, hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ tăng gấp đôi số lượng công ty Nhật Bản ở Ấn Độ trong vòng 5 năm. Nhưng kết cục, chỉ có thêm 300 công ty của Nhật Bản đến Ấn Độ trong khoảng thời gian đó, quá khập khiễng so với 13.000 doanh nghiệp hiện diện mới tại Trung Quốc.

“Tại thời điểm hiện nay, khi các nhà đầu tư tìm cách đa dạng hóa khỏi Trung Quốc, Ấn Độ cũng không nằm trong danh sách ưu tiên của Tokyo trong các lĩnh vực quan trọng như cảng biển, sân bay hay năng lượng”, chuyên gia Dhruva Jaishankar thuộc Viện Nghiên cứu Người quan sát Hoa Kỳ, cho biết.

Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, các hợp tác cũng không được như mong đợi. Mặc dù hai bên đã ký một số thỏa thuận chuyển giao thiết bị quốc phòng trong thập kỷ qua nhưng rất ít tiến triển thực tế diễn ra. New Delhi từ chối mua máy bay đổ bộ của Nhật Bản vì giá cao, hay Tokyo do dự trong chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Ấn Độ. Các cuộc tập trận cũng chỉ mang tính làm quen nhiều hơn là một sự chuẩn bị để hỗ trợ quân sự lẫn nhau.

Tiến triển chậm chạp trong quan hệ song phương thậm chí đã gây ra sự khó chịu cho Nhật Bản. Các quan chức Nhật Bản cho rằng việc lôi kéo Ấn Độ là “một khoản đầu tư dài hạn với lợi nhuận không chắc chắn”. Ông Kanehara Nobukatsu, Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản nói: “Chúng tôi biết họ sẽ là một siêu cường rất khó khăn. Lập trường của Ấn Độ về cuộc chiến ở Ukraine minh họa điều này”.

Về phần mình, Ấn Độ từ lâu đã thất vọng với chính sách nhập cư hạn chế của Nhật Bản. Như ông Ajai Shukla, một nhà phân tích an ninh ở New Delhi, cho biết: “Việc thiếu giao lưu nhân dân là một lỗ hổng lớn”.

Trung Quốc đang chứng tỏ vị thế của mình trên bàn cờ quốc tế

Trung Quốc đang chứng tỏ vị thế của mình trên bàn cờ quốc tế

Trung Quốc là nhân tố gắn kết hai bên?

Theo các chuyên gia, chuyến đi này thể hiện một nhu cầu khác của Nhật Bản và Ấn Độ: tìm kiếm một đối trọng với Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ. Như tờ Economist nhận xét, “mối quan hệ đang trở nên thân thiết này dựa trên nỗi sợ chung hơn là những giá trị chung”.

Cả hai quốc gia đều có tranh chấp lãnh thổ lâu dài với một Trung Quốc ngày càng hung hăng. Quân đội Ấn Độ thậm chí đã có xung đột tay không với Trung Quốc dọc theo biên giới đất liền phía Bắc của nước này vài năm trước. Hay Tokyo và Bắc Kinh thường xuyên tranh cãi về chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.

>> Mỹ ấp ủ nhiều "át chủ bài" như AUKUS để đối phó với Trung Quốc

Ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một gia tăng trong những ngày gần đây trên chiến trường ngoại giao càng củng cố nỗi lo này. Thành công bất ngờ trong hòa giải Iran và Saudi Arabia và tham vọng giải quyết chiến sự Nga-Ukraine có thể là tiền đề để Bắc Kinh giành thêm ảnh hưởng của cả Ấn Độ và Nhật Bản tại Đông Nam Á hay Nam Á.

Trong bối cảnh đó, việc xích lại gần nhau rõ ràng là việc nên làm giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Hợp tác kinh tế và an ninh của hai nước còn nhiều khoảng trống để khai thác. Gần đây, Nhật đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, trong khi lực lượng vũ trang hai nước đã tập trận cùng nhau thường xuyên và thiết thực hơn, như cuộc diễn tập máy bay chiến đấu chung đầu tiên vào đầu năm nay. Đặc biệt quan hệ hai nước đã phát triển mạnh dưới thời cố Thủ tướng Shinzo Abe.

Sự ra đi của cựu Thủ tướng Abe đã để lại một khoảng trống trong quan hệ song phương, như TS. Horimoto Takenori, một học giả làm việc tại Ấn Độ, nhận xét “ông Modi không có nhiều bạn bè ở nước ngoài, nhưng ông Abe là một ngoại lệ”. Nhưng chuyến thăm mới đây cho thấy ông Kishida đang sẵn sàng tiếp bước người tiền nhiệm để kéo Ấn Độ lại gần hơn trong một cuộc cạnh tranh địa chính trị gay gắt đang diễn ra tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản - Ấn Độ xích lại gần nhau vì lo Trung Quốc? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713537445 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713537445 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10