Chiến sự Nga- Ukraine: "Nước cờ" bất ngờ của Nhật Bản

Diendandoanhnghiep.vn Chuyến thăm bất ngờ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Ukraine giữa lúc hai lãnh đạo Nga - Trung gặp mặt liệu có thể tác động gì đến tương lai chiến sự Nga - Ukraine

Thủ tướng Nhật Bản bất ngờ thăm Kiev giữa lúc đàm phán Nga - Trung đang diễn ra

Thủ tướng Nhật Bản bất ngờ thăm Kiev giữa lúc đàm phán Nga - Trung đang diễn ra

Trong khi cả thế giới đang dõi theo chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tokyo đã khiến tất cả bất ngờ với chuyến thăm Ukraine không báo trước của Thủ tướng Fumio Kishida. Cuộc gặp giữa Tổng thống Zelensky và nhà lãnh đạo Nhật Bản lập tức khiến các nhà quan sát trên thế giới đặt câu hỏi về mục đích của chuyến đi này.

Cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc

Theo các chuyên gia, chuyến công du bất ngờ này có khả năng nhằm làm suy yếu các nỗ lực của ông Tập Cận Bình tiến tới một thắng lợi ngoại giao khác ở Ukraine.

>> Hòa đàm Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ cần vai trò Trung Quốc?

Trong thời gian qua, Trung Quốc rất tích cực trong các vấn đề quốc tế trên vai người hòa giải. Giải quyết căng thẳng Iran- Saudi Arabia và thúc đẩy kế hoạch hòa bình 12 điểm cho Nga - Urkaine là các bước để Bắc Kinh xây dựng hình ảnh một “cường quốc đang trỗi dậy có trách nhiệm với hòa bình thế giới”, qua đó gián tiếp phản bác lại các chỉ trích của Hoa Kỳ.

Đây là một vấn đề đáng quan ngại với Mỹ - đồng minh thân cận của Nhật Bản. Đã có những nhận định cho rằng Mỹ đang dần mất vai trò thống lĩnh trong các vấn đề quốc tế, kể cả trong chính trị, ngoại giao và kinh tế. Vì vậy, nếu Nhật Bản có thể đóng vai trò lớn hơn với Ukraine và đối trọng với Trung Quốc, điều đó sẽ có lợi hơn cho Mỹ.

Điều này cũng có lợi cho chính Tokyo. Sự quyết đoán và tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở nước ngoài khiến Nhật Bản lo ngại, đặc biệt khi hai nước có các tranh chấp trên biển. Với sức mạnh của Mỹ đang ngày một suy giảm, Tokyo phải có các động thái gia cố sức mạnh và ảnh hưởng của mình.

Bên cạnh chuyến thăm mới nhất, gần đây Nhật Bản đã ưu tiên gia tăng chi tiêu quân sự, nối lại hợp tác quân sự với Hàn Quốc và tăng cường ảnh hưởng tại các khu vực khác như Đông Nam Á. Chính Thủ tướng Kishida trong phát biểu tháng 5/2022 đã cảnh báo “Đông Á có thể là Ukraine của ngày mai”.

Gia tăng tiếng nói của Tokyo

Bất chấp tuyên bố chung Nga- Trung muốn đem lại hòa bình tại Ukraine, nhưng các chuyên gia cho rằng những kết quả đàm phán giữa Trung Quốc và Nga sẽ có lợi cho Moscow hơn. Điều này thể hiện qua thái độ tích cực của Nga trước chuyến thăm, như phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân, rằng “Nga đã nghiên cứu kỹ lưỡng lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine và sẵn sàng đàm phán hòa bình”.

Một “thành tích” nữa của Bắc Kinh có thể là lý do để lãnh đạo Nhật Bản tiến hành chuyến thăm bất ngờ này. Giới quan sát nhận định, Tokyo dường như không hài lòng trước các thành công về ngoại giao gần đây của Bắc Kinh.

Nhật Bản đang tham gia tích cực hơn vào giải quyết xung đột Nga - Ukraine?

Ông Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm Nga để góp phần giải quyết xung đột Nga - Ukraine

Những năm gần đây, Nhật Bản đã nỗ lực gia tăng can dự vào khu vực, đặc biệt là khi ngày càng phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ tại đây. Tokyo đã có lịch sử ngoại giao và kinh tế tích cực với Iran, đồng thời cũng mới ký kết một thỏa thuận đầu tư lớn với Saudi Arabia. Hay cách đây vài năm, Nhật Bản cũng từng đóng vai trò trung gian hòa giải cho Mỹ và Iran.

Bằng việc đi ngược lại thái độ trung lập của Trung Quốc, Nhật Bản kỳ vọng sẽ có tiếng nói thuyết phục hơn với Kiev. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Kishida sẽ “trực tiếp truyền đạt sự đoàn kết và sự ủng hộ vững chắc của Nhật đối với Ukraine và kiên quyết bác bỏ hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine”.

>> Toan tính của Tổng thống Ukraine với Trung Quốc

Do các ràng buộc về quân sự kể từ sau thế chiến II, hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Ukraine chỉ giới hạn ở các trang bị như mũ bảo hiểm, áo chống đạn và máy bay không người lái, cũng như viện trợ nhân đạo như hỗ trợ di cư, giáo dục và việc làm.

Với cuộc gặp tại Kiev, ông Kishida sẽ đề cao vai trò của Nhật Bản trong giải quyết vấn đề xung đột, đặc biệt là khả năng hỗ trợ tái thiết sau chiến tranh – một vấn đề trọng yếu đối với Ukraine trong bối cảnh có một số dấu hiệu cho thấy ông Zelensky đang muốn “gần gũi” hơn với Trung Quốc để tận dụng nguồn tài chính khổng lồ từ nước này.

Dù vậy, các nhà quan sát cũng nghi ngờ hiệu quả của chuyến thăm này. Trước hết, tiếng nói của Nhật Bản không có trọng lượng lớn như Trung Quốc ở Nga. Tokyo là một đồng minh thân cận của Mỹ ngay từ khi bắt đầu chiến sự Nga- Ukraine, do đó khả năng của nước này trong thuyết phục Nga vào bàn đàm phán gần như không khả thi.

Thứ hai, những rào cản về viện trợ quân sự nước ngoài cũng giảm bớt ảnh hưởng của Tokyo đối với Kiev. Thủ tướng Kishida là nhà lãnh đạo cuối cùng của nhóm G-7 đến thăm Ukraine và ông đã chịu nhiều áp lực phải thực hiện điều đó. Do đó, chuyến thăm bất ngờ này khó có thể xóa bỏ ấn tượng của ông Zelensky về đóng góp ít ỏi của Nhật Bản cho Kiev.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga- Ukraine: "Nước cờ" bất ngờ của Nhật Bản tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713495416 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713495416 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10