Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 31/12/2022 02:00

Tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023 đã thể hiện rõ tại một số lĩnh vực xuất khẩu chủ lực.

Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và dệt may nói riêng cần hỗ trợ trực tiếp về mặt tài chính.

Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và dệt may nói riêng cần hỗ trợ trực tiếp về mặt tài chính.

>> Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, nửa cuối năm 2022, lạm phát tăng tại một số thị trường xuất khẩu quan trọng khiến sức mua hàng dệt may có xu hướng giảm. Theo ông Việt, từ tháng 7,8 đơn hàng xuất khẩu giảm sút. Thị trường hàng may mặc dự báo trầm lắng hết quý 4 và sẽ kéo dài sang quý 1, quý 2 năm 2023.

Tương tự, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da Giày Túi xách Việt Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp thành viên đang đối diện rất nhiều khó khăn, tỷ lệ tồn kho lên tới khoảng 40%, các đơn hàng mới từ tháng 8/2022 đến quý 1/2023 cũng ít đi. EU và Mỹ là những thị trường xuất khẩu chủ lực của da giày Việt Nam đang có xu hướng giảm sút về nhu cầu tiêu dùng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng sức mua những tháng đầu năm 2023.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định, các mũi nhọn tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 như xuất khẩu, du lịch đang phát tín hiệu suy giảm. Vì vậy, vấn đề đặt ra không chỉ là nhận diện và đánh giá đúng với thực tế, tránh lạc quan quá mức sẽ dẫn tới không phù hợp với thực tế diễn biến của nền kinh tế để từ đó tăng cường chất lượng chính sách cho một số lĩnh vực quan trọng.

Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và dệt may nói riêng cần hỗ trợ trực tiếp về mặt tài chính. Có thể xem xét bãi bỏ, hoặc giãn biên đóng thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa dùng để xuất khẩu, theo Nghị định 18/2021. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói 350.000 tỷ đồng cho an sinh và người lao động. Trong đó đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng với lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022. Về lâu dài, chiến lược phát triển hàng dệt may, da giày đến 2030, “lót ổ” đón nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực nguyên phụ liệu - giúp Việt Nam có thể tự chủ phần lớn chuỗi cung ứng.

Có thể bạn quan tâm

  • TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 4)

    TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 4) "Xanh hoá" sản xuất

    04:30, 25/12/2022

  • TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 3) Mở lối từ FTA

    TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 3) Mở lối từ FTA

    04:50, 22/12/2022

  • TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 2) Thích ứng với điều kiện kinh doanh mới

    TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 2) Thích ứng với điều kiện kinh doanh mới

    04:00, 19/12/2022

  • TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 1) Sức ép đè nặng

    TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 1) Sức ép đè nặng

    05:00, 15/12/2022

  • Doanh nghiệp dệt may “co kéo” để giữ lao động

    Doanh nghiệp dệt may “co kéo” để giữ lao động

    04:30, 29/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO