TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 4) "Xanh hoá" sản xuất

HẠNH LÊ 25/12/2022 04:30

Doanh nghiệp dệt may muốn tham gia cuộc chơi toàn cầu và tận dụng ưu đãi FTA buộc phải tự đổi mới, minh bạch hơn trong sản xuất và đảm bảo các yếu tố phát triển xanh.

>>>TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 3) Mở lối từ FTA

Sản xuất sạch

Tại hội nghị tổng kết năm 2022 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VISTA), một lần nữa, xanh hoá được nhắc đến. Theo Chủ tịch VISTA Nguyễn Đức Giang, lạm phát, đồng tiền mất giá, sức mua của các nước lớn giảm là rủi ro và áp lực buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm đơn hàng, đa dạng hóa thị trường. Các đối tác ngoài đòi hỏi khắt khe về đơn hàng (giảm giá sản xuất, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng cao) còn ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp dệt may trong nước phải tuân thủ chính sách phát triển bền vững, xanh hóa.

Để tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải và bảo vệ môi trường, đa phần các doanh nghiệp thay thế nguyên liệu lò hơi từ than bằng điện; trong số đó, nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt điện mặt trời áp mái, giảm lượng điện năng tiêu thụ. Năm 2022, Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ đã có kế hoạch đầu tư lắp điện mặt trời áp mái tại trụ sở chính và các nhà máy sản xuất, cung cấp khoảng 15 - 20% tổng nhu cầu điện tiêu thụ hàng tháng. Đây là phương án để Tổng công ty chủ động nguồn điện sản xuất trong những tháng cao điểm mùa hè.

Điện mặt trời có thể giúp giảm tới 30% chi phí điện của nhà máy sản xuất dệt may

Điện mặt trời có thể giúp giảm tới 30% chi phí điện của nhà máy sản xuất dệt may

Cũng trong quý 2 năm nay, Tổng công ty CP Phong Phú đã ký thỏa thuận với đối tác phát triển điện mặt trời áp mái trên các nhà máy của doanh nghiệp. Theo tính toán, khi đưa vào hoạt động, điện mặt trời có công suất 2,884 kWp, sản lượng điện được sản xuất hàng năm dự kiến khoảng 4,2 triệu kWh/năm. Ông Dương Khuê - Tổng giám đốc Tổng công ty CP Phong Phú cho biết, sử dụng năng lượng tái tạo, đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh nhằm thể hiện trách nhiệm của công ty với môi trường, hướng đến xanh hóa để hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển bền vững.

Hướng đến xanh hoá và phát triển bền vững, các doanh nghiệp bỏ ra nguồn kinh phí lớn đầu tư chuyển đổi hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại nhằm tiết kiệm nước, sử dụng năng lượng mặt trời… Tuy nhiên, theo đại diện của nhiều doanh nghiệp, bù lại cho chi phí cao là khấu hao nhanh. Nhất là đối với các nhà máy ở khu vực miền Trung, miền Nam, doanh nghiệp chỉ mất khoảng 5 năm có thể khấu hao xong chi phí ban đầu.

Chủ tịch HĐQT tập đoàn dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường chia sẻ: những người sản xuất xanh trong thời điểm hiện nay có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với sản xuất thông thường. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần phải vượt qua với những định hướng dài hạn để đạt được lợi thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế. Trong 3 - 4 năm tới, nếu các doanh nghiệp không có sự hy sinh nhất định mục tiêu tài chính để thực hiện mục tiêu xanh thì sẽ khó đáp ứng được yêu cầu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng cũng như khó tận dụng thuế suất ưu đãi của các hiệp định thương mại trong vòng 5 năm tới.

Nguyên liệu xanh

Cùng với việc chuyển đổi sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái chế và minh bạch trong truy xuất nguồn gốc vải cũng được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh tìm kiếm để đáp ứng yêu cầu đơn hàng có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và tái chế được. Theo VITAS, doanh nghiệp dệt may đang chủ động tìm kiếm và sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện môi trường để chủ động nguyên liệu sản xuất.

Bà Trần Hoàng Phú Xuân - Giám đốc công ty CP kết nối thời trang Faslink, đơn vị phát triển sợi vải từ sợi bạc hà, sợi cà phê, sợi từ vỏ hàu, xơ dừa cho biết: trong mấy năm gần đây, Faslink đã cung ứng cho thị trường khoảng 8 triệu mét vải thành phẩm từ nguyên liệu xanh mỗi năm. Nguyên liệu xanh này đã được các nhãn hàng lớn như Owen, Belluni, Ivy, Yody, Aristino, Routine, Gumac, Real Clothes, Yamesử dụng để sản xuất sản phẩm thời trang.  Nhận định dư địa tiềm năng của thị trường trong nước rấtlớn nên Faslink có thể tự tin tiếp tục theo đuổi, đầu tư mạnh hơn cho R&D và hạ tầng sản xuất; đồng thời tìm kiếm các đối tác nước ngoài.

>>>TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 2) Thích ứng với điều kiện kinh doanh mới

Sản xuất bông tại nhà máy của TNG - nguyên liệu được tái chế từ chai nhựa một lần đáp ứng tiêu chuẩn xanh

Sản xuất bông tại nhà máy của TNG - nguyên liệu được tái chế từ chai nhựa một lần đáp ứng tiêu chuẩn xanh

Nhiều doanh nghiệp khác đã chủ động được nguyên liệu tại chỗ. Ngoài vải là bông, trước đây hầu như đều nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc còn hiện nay, chúng ta đã có 3 nhà máy cung cấp bông đệm cho hàng jacket ở phía Bắc.

Ông Trần Minh Hiếu - Phó Tổng Giám đốc công ty CP đầu tư thương mại TNG cho biết: với các đơn hàng xuất khẩu sang EU, công ty chủ động được 90% nguyên liệu trong nước. Trong đó, công ty sử dụng mặt hàng bông do chính mình sản xuất. Đặc biệt, bông là sản phẩm tái chế làm từ chai nước sử dụng một lần, đáp ứng yêu cầu trong chứng chỉ sản xuất xanh của các đối tác nước ngoài. Ngoài phục vụ sản xuất của TNG, công ty còn cung ứng và xuất khẩu bông cho các đối tác trong, ngoài nước.

Sự chuyển đổi tích cực trên đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng thời trang xanh trong nước. Tuy vậy, số lượng chuỗi cung ứng chưa nhiều, việc phát triển chuỗi còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động nghiên cứu, phát triển nguyên liệu xanh còn chưa nhiều và đòi hỏi nguồn lực lớn. 

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?

    Ngành dệt may sẽ chờ phục hồi trong năm 2024?

    00:01, 17/12/2022

  • Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò kết nối

    Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò kết nối

    09:48, 10/12/2022

  • Doanh nghiệp dệt may “co kéo” để giữ lao động

    Doanh nghiệp dệt may “co kéo” để giữ lao động

    04:30, 29/11/2022

  • Sớm phê duyệt Chiến lược phát triển dệt may

    Sớm phê duyệt Chiến lược phát triển dệt may

    03:00, 14/11/2022

  • Doanh nghiệp dệt may gặp khó vào cuối năm

    Doanh nghiệp dệt may gặp khó vào cuối năm

    03:45, 05/11/2022

  • Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng

    Cảnh báo doanh nghiệp ngành dệt may giảm tỷ trọng

    04:00, 01/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TÌM LỐI RA CHO DỆT MAY: (Bài 4) "Xanh hoá" sản xuất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO