Italy có nữ Thủ tướng đầu tiên; Ông Tập Cận Bình tái đắc cử Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Thủ tướng Anh từ chức... là những tin đáng chú ý trong tuần này.
>>Nhịp sống thế giới từ ngày 10 - 16/10
1. Căng thẳng Kyrgyzstan và Tajikistan có nguy cơ leo thang
Căng thẳng biên giới Kyrgyzstan- Tajikistan vẫn âm ỉ liên quan đến hàng loạt cáo buộc nhau bí mật triển khai quân và vũ khí ở biên giới đang tranh chấp. Hiện gần một nửa trong tổng số 970 km biên giới Kyrgyz - Tajikistan vẫn chưa được phân định. Được biết, Kyrgyzstan và Tajikistan, cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia, là các thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XX. Tại phiên bế mạc, các đại biểu đã thông qua Báo cáo chính trị do Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX đệ trình, báo cáo công tác của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XIX, cũng như thông qua dự thảo sửa đổi Điều lệ Đảng. Các đại biểu cũng đã thông qua Nghị quyết Đại hội XX. Theo kế hoạch, sau khi bế mạc Đại hội XX, Ban Chấp hành Trung ương khóa XX sẽ họp phiên toàn thể lần thứ nhất để bầu Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị.
Tổng thống Ý Sergio Mattarella đã giao cho bà Meloni nhiệm vụ thành lập chính phủ mới và bà đã công bố danh sách nội các mới sau khi được Tổng thống chấp thuận. Nội các mới của bà gồm 24 bộ trưởng, nhiều hơn một bộ trưởng so với chính phủ của người tiền nhiệm Mario Draghi, trong đó có sáu nữ bộ trưởng. Một số bộ sẽ được đổi tên trong chính phủ của liên minh trung hữu mới.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản ở nước này trong tháng 9/2022 đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp chỉ số này tăng, nhưng là lần đầu tiên chạm ngưỡng 3% kể từ năm 2014. Đáng chú ý, đây là tháng thứ 6 liên tiếp chỉ số này ở trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ).
>>Nhịp sống thế giới từ ngày 3-9/10
Các Bộ trưởng Tài chính và đại diện cấp cao từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) kêu gọi các nỗ lực để tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và tài chính, ổn định nợ công, đồng thời cam kết sẽ không điều chỉnh tỷ giá hối đoái vì mục đích cạnh tranh. Đồng thời họ cũng nhắc lại cam kết thực hiện các chính sách tài khóa linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bao trùm và tạo việc làm, cam kết sử dụng tất cả các công cụ chính sách sẵn có trong phạm vi có thể để kiềm chế áp lực lạm phát và hướng nền kinh tế toàn cầu trở lại con đường tăng trưởng.
Thủ tướng Anh Liz Truss thông báo rằng bà sẽ từ chức, song sẽ tiếp tục giữ chức vụ này cho tới khi bầu được người kế nhiệm.
Chính phủ Pháp đã đầu tư 7,5 tỷ euro (khoảng 7,3 tỷ USD) cho các dự án lớn kể từ khi nước này công bố kế hoạch "France 2030" (Nước Pháp 2030) bao gồm tăng hỗ trợ tài chính cho 810 dự án trong năm 2021, trong đó có việc xây dựng một nhà máy sản xuất chất bán dẫn, phát triển các công nghệ hydro và sản xuất máy tính lượng tử. Pháp cũng lập ra một số quỹ đầu tư để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng và sinh thái
Bộ Công nghiệp Indonesia đã thúc đẩy một số chương trình để thực hiện mục tiêu quốc gia phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 như triển khai chương trình “di chuyển xanh”; yêu cầu các nhà máy sử dụng những thành phần dựa vào năng lượng xanh, trong đó có giao thông và hậu cần. Ngoài ra, trong nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, Bộ đã giao nhiệm vụ cho Cơ quan Chính sách Tiêu chuẩn hóa và Dịch vụ Công nghiệp (BSKJI) thúc đẩy sản xuất các sản phẩm xanh bằng cách sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo và thân thiện với môi trường.
Chiến lược này bao gồm 12 ngành nhỏ, với hơn 800 cơ hội đầu tư cùng tổng số vốn 1.000 tỷ riyal Saudi Arabia (226 tỷ USD). Các khoản đầu tư sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp để tăng gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và nâng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp lên 557 tỷ riyal.
Bản ghi nhớ (MoU) được ký kết giữa EU và Maroc dự kiến thúc đẩy hợp tác về năng lượng và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, với sự tham gia của khu vực tư nhân. Thỏa thuận nhằm mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang ngành công nghiệp khử cacbon thông qua đầu tư vào công nghệ xanh, sản xuất năng lượng tái tạo, chuyển đổi bền vững và sản xuất sạch trong công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm